Nội dung chính bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

3 lượt xem

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của một từ ngữ khác.
  • Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

I- Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.

  • Từ ngữ nghĩa rộng có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác. Từ ngữ nghĩa hẹp có phạm vi nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao gồm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

    • Ví dụ: Từ “Thể thao” có nghĩa rộng hơn các từ: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…
    • Từ “nghề nghiệp” có nghĩa rộng hơn các từ: bác sĩ, kỹ sư, công nhân, lái xe, thư ký, công an, giáo viên… song từ “bác sĩ” lại có nghĩa rộng hơn nghĩa của: bác sĩ nội, bác sĩ ngoại…
  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

    • Ví dụ:

      Hội hoạ,

      âm nhạc, văn học, điêu khắc… được bao hàm trong nghĩa của từ “nghệ thuật”.

    • Xăng, dầu hoả, ga, than, củi… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhiên liệu”.
    • Sáo, nhị, đàn bầu, đàn tranh, đàn ghi ta… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhạc cụ”.
  • Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.
    • Ví dụ: Lúa” có nghĩa rộng hơn các từ ngữ: lúa nếp,lúa tẻ, lúa tám thơm.
    • Lúa lại có nghĩa hẹp hơn với từ “ngũ cốc”.

Back to top

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội