Nội dung chính bài Chiếc lá cuối cùng
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Chiếc lá cuối cùng "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,...
- Tác phẩm: là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện
2. Phân tích tác phẩm
a. Tóm tắt nội dung và ý nghĩa nhan đề truyện
Tóm tắt nội dung:
Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ.Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô không chịu chữa trị, tuyệt vọng không muốn sống tiếp. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân và đợi chiếc lá cuối cùng rơi là cô cũng lìa đời. Biết được ý định đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng không rụng nên quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì chết vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi.
Ý nghĩa nhan đề truyện:
- Là niềm tin và hi vọng của cụ Bơ men dành cho Giôn-xi, mong em chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.
- Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm.
- Là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính- nghệ thuật vì con người.
b. Nhân vật Giôn-xi
Hoàn cảnh sống của cô nghèo túng và bệnh tật- Bị bệnh sưng phổi nặng.
c. Nhân vật Xiu
* Tâm trạng:
- Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường.
- Lo sợ mất Giôn - xi.
* Hành động:
- Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.
- An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.
=> Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung.
=>Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện.
d. Nhân vật cụ Bơ-men:
Cuộc đời:
- Là một họa sĩ già, nghèo.
- Kiếm sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ
- Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
- Cụ là người nhân hậu, có tình thương yêu bao la và sự hi sinh cao cả.
- Vẽ chiếc lá âm thầm bí mật trong đêm mưa gió dữ dội để cứu Giôn - xi.
- Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.
* Kiệt tác chiếc lá cuối cùng của cụ:
- Sinh động, giống như thật.
- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người.
- Được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Nhân vật Giôn-xi
- Là một cô họa sĩ nghèo sống trong một nhà trọ tồi tàn ở ngoại ô, cô sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật (bệnh sưng phổi), đây không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng cô đã mất hết niềm tin vào cuộc sống nên bệnh tình ngày càng xấu đi, cô không buồn uống thuốc, chán nản, chỉ đếm những chiếc lá trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cuộc sống này.
- Giôn-xi hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống, và cô gái Giôn-xi này phó mặc đời mình vào những chiếc lá.
- Điều kì diệu xảy ra khi qua một đêm mưa gió vùi dập, khi chiếc mành cửa được kéo lên, cô vẫn thấy một chiếc lá bám trên tường gạch. Đó quả là một điều khó tin vì đêm qua mưa gió, bão tuyết lớn, vậy mà chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây như vậy. Cô cảm thấy đến ngay cả chiếc lá cũng thật kiên cường để đấu tranh sự sống, bám vứng trên cành mặc cho mưa bão thì chả lẽ cô lại chịu bỏ cuộc. => Tâm trạng cô hoàn toàn thay đổi, cô thoát khỏi cái chết, có tình yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật. Chính chiếc là đã cho cô niềm tin để cô đã vượt qua bệnh tật, tiếp tục mang trong mình những ước mơ, hoài bão.
2. Nhân vật Xiu
- Một người bạn có trái tim nhân hậu, luôn quan tâm và lo lắng cho bạn mình. Khi nhìn những chiếc lá thường xuân cuối cùng đang rơi dần trước những khắc nghiệt của thời tiết, cô không giấu nổi những lo sợ của mình. Dù không phải chị em ruột thịt nhưng Xiu hết lòng yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi khi cô bị bệnh nặng.Giây phút cô lặng nhìn cây thường xuân qua khung cửa sổ thể hiện những tâm tư nặng trịu trong lòng cô. Cô dường như bất lực trước sự hữu hạn của vạn vật và nhìn Giôn-xi chìm ngập trong nỗi tuyệt vọng. Xiu dù luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng cũng yếu đuối và lo sợ cho người em :”Em hãy nghĩ đến chị… chị sẽ làm gì đây?”.
=> Phải là một tình bạn thân thiết, gắn bó và một trái tim yêu thương chân thành, Xiu mới yêu thương Giôn-xi như người em ruột thịt của mình như vậy. Lời động viên ấy cô muốn Giôn-xi hiểu được, với cô, Giôn-xi như một nửa cuộc đời của mình và cô không thể để người em gái buông bỏ sự sống dễ dàng như vậy.
- Cô dành sự kính trọng, thương nhớ, khâm phục trước sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men
3. Nhân vật cụ Bơ-men
- Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Bao nhiêu năm trong nghề cụ chỉ có một khao khát tột cùng đó là vẽ được một kiệt tác.=> Đam mê nghệ thuật
- Khi biết được tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của Giôn-xi cụ hết sức lo lắng và tìm cách cứu sống Giôn-xi. Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi thật sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh, không lo nghĩ cho sức khỏe, tính mạng mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh thầm lặng, cao cả mà lớn lao=> Tình yêu thương, sự hi sinh của cụ dành cho Gôn-xi và
- Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng là một kiệt tác không chỉ vì nó giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng niềm hi vọng sống. Chiếc lá được vẽ bằng cả tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự là tác phẩm được tạo ra để phục vụ con người.
4. Tổng kết:
- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật
- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần
- Nội dung:
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.
- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.
- Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc lại cặp câu 3 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
- Nội dung chính bài: Trường từ vựng
- Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích
- Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá”
- Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Đánh nhau với cối xay gió
- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ)
- Tim những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
- Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch, thuốc lá
- Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".
- Hãy xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó
- Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.