Nội dung chính bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Lựa chọn trật tự từ trong câu". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Việc lựa chọn trật tự từ trong câu không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu. Nó có tác dụng đem lại cho câu một ý nghĩa bổ sung nào đó, như: Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Trật tự từ trong câu là?
Trong câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả riêng. Người nói người viết cần lựa chọn trật tự thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
Trật tự từ trong câu có thể:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,...).
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hải hoà về ngữ âm của lời nói.
2. Ví dụ:
VD1: Nhà em gồm 6 người: ông, bà, bố, mẹ, anh và em.
Hôm qua, em lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo và học bài.
=> Thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động
VD2: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
=>Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
VD3: Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù, hắn coi là thường.
=> Liên kết câu này với câu khác trong văn bản.
VD4: Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
=> Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Xem thêm bài viết khác
- Từ bài thơ ông đồ, trình bày những suy nghĩ về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
- Soạn bài Hịch tướng sĩ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngắm trăng
- Xét các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến
- Viết một đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “ Giới thiệu trường em”
- Soạn văn 8 bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 145 sgk
- Soạn văn 8 bài: Ôn tập phần tập làm văn trang 151 sgk
- Soạn Văn 8 Nước Đại Việt ta
- Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình
- Nội dung chính bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao
- Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng hoa hoa"