Nội dung chính bài Ông Guốc Đanh mặc lễ phục
Câu 5: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ông Guốc Đanh mặc lễ phục "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Mô- li-e (1622 - 1673) là nhà viết hài kịch Pháp, tên thật là Giăng Báp-ti-xtơ Pô-cơ-lanh (Jean Baptiste Poquelin); sinh ở Pa-ri. Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
- Tác phẩm: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II.
2. Phân tích tác phẩm
a. Ông Giuốc đanh và bác phó may
Tình huống:
- Chuyện xoay bộ trang phục mới của ông Giuốc - đanh (bộ lễ phục, đôi bít tất, giày, bộ tóc giả và lông đính mũ…). Chủ yếu là bộ lễ phục.
- Chiếc áo ngược hoa. Có thể do sơ xuất cũng có thể là cố tình mà phó may đã may chiếc áo hoa ngược khiến Giuốc - đanh thành trò cười.
Mở đầu lớp kịch là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-danh với bác phó may xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông dính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục:
+) Ông Giuốc-đanh học làm sang:
- Có xuất thân trong một gia đình tư bản giàu có, làm ăn phát đạt ⇒ ông muốn trở thành quý tộc
- Vì ngu dốt, ngờ nghệch, bị những kẻ bịp bợm vào xâu xé, trục lợi
⇒ Có ước muốn hảo huyền trong khi bản thân không có khả năng
+) Trò cười khi ông nhận lễ phục
- Hành động: Đặt tên phó may làm những thứ liên quan đến trang phục quý tộc
- Tỉnh táo nhận ra việc phó may ăn bớt vài, lợi dụng kiếm chác nhưng khi phó may bịa ra lí lẽ rằng người quý tộc đều mặc vậy ⇒ thuận ý liền tin ngay
- Phát hiện ra phó may ăn bớt vải của mình nhưng khi phó may khen vải đẹp nên gạn lại một chiếc áo để mặc ⇒ không hề giận nữa
Ông Giuốc- đanh từ chỗ khó tính khắt khe chủ động trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. ⇒ Tình huống kịch bất ngờ, thú vị ⇒ Chỉ vì quá ham muốn học làm sang nên mất khôn, ngờ nghệch ⇒ trở nên nực cười
b. Ông Giuốc đanh và tay thợ phụ:
* Thợ phụ:
- Xưng hô: Ông lớn, cụ lớn, đức ông.=> Ranh ma, nịnh hót, moi tiền.
* Ông giuốc đanh
- Hỏi lại
- Thưởng tiền
- Ông thích được tâng bốc, hãnh diện.
- Lâng lâng sung sướng, nở từng khúc ruột.
=> Giuốc đanh: Háo danh, ưa nịnh.
=> Kẻ háo danh được khoác danh hão lại tưởng thật, cả cái danh hão cũng phải mua bằng tiền.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Ông Giuốc đanh và bác phó may
- Câu chuyện xoay quanh một số việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, đôi giày, bộ tóc giả và lông đính mũ, nhưng chủ yếu vẫn là bộ lễ phục. Điều đáng cười ở đây là bộ lễ phục bị may sai, lẽ ra khi may áo, hoa phải hướng lên trên nhưng không biết vì sao bác phó may dốt, do sơ suất hay cố ý may thành những bông hoa ngược? Chỉ biết rằng chính ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự cố này. Khổ một cái, cái bác phó may với tay nghề khó hiểu này lại bảo rằng người quý tộc người ta vẫn mặc vậy.
- Ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang. Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục bởi sự láu cá của bác phó may. Kịch tính được đẩy lên khi bác phó may liên tiếp ra đòn: "Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà", "xin ngài cứ việc bảo". Sợ cơ hội làm sang sẽ tuột mất, ông Giuốc-đanh cứ chối đây đẩy: "Không, không", "tôi đã bảo không mà".
- Từ ở thế chủ động, giờ đây ông Guốc đang bị rơi vào thế bị động, bởi chỉ vì tin những lời nịnh nọt của bác phó may. Ông Giuốc-đanh dốt nát quê kệch, kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá sang trọng, học đòi nên đã bị lừa một cách dễ dàng.
2. Ông Giuốc đanh và tay thợ phụ.
- Khi bốn tên thợ phụ xuấ hiện, chúng tâng bốc ông lên tận trời, tâng bốc địa vị của ông lên qua cách xưng hô:" Ông lớn, cụ lớn, đức ông". Thợ phụ láu cá đã điểm đúng huyệt thói học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh. Cứ mỗi lần gọi lại là tiếp tục moi tiền.
- Còn ở phía ông Guốc đanh, ông cảm thấy rất hài lòng và sung sướng .Vừa nghe gọi “ông lớn ” ông đã sung sướng tưởng nghe nhầm. Ông hỏi lại cho chắc chắn ví đây là lần đầu tiên được gọi như vậy. Ông ta đã hào phóng, sự hào phóng đến nực cười không tiếc tiền thưởng cho những lời tâng bốc ví hám danh vọng. Kẻ háo danh được khoác danh hão lại tưởng thật, cả cái danh hão cũng phải mua bằng tiền.
- Đại từ nhân xưng được dùng tăng tiến thể hiện sự háo danh quá mức đến ngu dốt. Bởi vì dù có là quí tộc hẳn hoi thì làm sao có sự tằn cấp liên tục, chớp nhoáng như vậy. Thế mà lần nào ông cũng lâng lâng sung sướng, cũng vui vẻ, thỏa mãn. Điều đó đã làm cho vở kịch trở nên nực cười, phê phán những kẻ ưa nịnh, kệch cỡm của những kẻ ngu dốt nhưng muốn học đòi làm sang.
3. Tổng kết
- Nghệ thuật:
- Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói và hành động.
- Dựng lên lớp hài kịch ngắn với mâu thuần kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.
- Ngôn ngữ kịch sâu sắc
- Nội dung: Ông Giuốc đanh người dốt, muốn học đòi làm sang hay ưa nịnh, kệch cỡm, bị những kẻ nịnh thần lợi dụng để moi tiền. Ông trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ bị rút tiền thưởng, làm trò cười cho mọi người.
- Ý nghĩa: Kể về việc ông Giuốc- đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.
Xem thêm bài viết khác
- Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ? Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề thiên nhiên
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu "Đi đi con!" trong đoạn trích trên và câu "Đi thôi con." trong đoạn trích mục I.1 b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao
- Rút ra bài học cho bản thân mình từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
- Nội dung chính bài Khi con tu tú
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh
- Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người
- Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
- Soạn Văn 8 bài Chương trình địa phương (phần Văn) trang 127
- Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì
- Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn ( tiếp theo) trang 148 sgk