Nội dung chính bài: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)" . Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Dấu phẩy được dùng để đánh dấu các ranh giới giữa các bộ phận của câu.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Công dụng.
- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.
Cụ thể:
- Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
- VD: Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê.
- Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
- VD: Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
- VD: Bà tôi giặt đồ ở giếng, là hố đào thẳng đứng, sâu và lòng đất, nơi chứa nước sinh hoạt hàng ngày được con người đào
- Ngăn cách các vế của một câu ghép.
- VD: Trong công viên, các cụ già đang tập thể dục, các em nhỏ đang tập xe.
Xem thêm bài viết khác
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: em ốm
- Soạn bài: Em bé thông minh
- Em hãy viết đoạn kết mới sáng tạo cho truyện Cây bút thần
- Phát biểu cảm nghĩ của em nhân vật con ếch trong truyện ngụ ngon Ếch ngồi đáy giếng
- Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
- Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe hình ảnh thầy giáo Ha-men
- Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ
- Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
- Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
- Soạn bài: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lợn cưới, áo mới