Phiếu bài tập tuần 34 tiếng Việt 3 tập 2
Phiếu bài tập tuần 34 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 34. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!
TUẦN 34
I – Bài tập về đọc hiểu
Cảnh sắc mùa xuân vùng trung du
Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.
(Theo Văn Thảo)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào?
a- Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi
b- Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa
c- Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi
2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu)
a- 3 câu
b- 4 câu
c- 5 câu
3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì?
a- Vẻ cổ kính,xa xưa và sống động
b- Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên
c- Vẻ bạc trắng của mái tóc người già
4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả?
a-Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi
b- Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung
c- Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :
Còn những ai…ưa được một lần
…ong đời, gặp Bác ? Hãy nhanh ….ân !
Tiến lên phía …ước !….ên cao ấy
Bác vẫn đưa tay đón lại gần.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
b) Đặt đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu:
Ô vân còn đây, cua các em
Chồng thư mới mơ, Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con tre
Nên đê bâng khuâng gió động rèm
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Viết vào chỗ trống một vài lợi ích cụ thể mà thiên nhiên đem lại cho con người :
Thiên nhiên | Lợi ích |
Đồi núi | |
Rừng | |
Sông | |
Biển | |
Mỏ dầu | |
Mỏ kim loại |
3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi điền đủ 3 dấu phẩy, 2 dấu chấm vào các chỗ chấm và viết hoa chữ đầu câu:
Trăng trên sông…trên đồng… trên làng quê…tôi đã thấy nhiều…duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy…đẹp quá sức tưởng tượng !
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) ghi chép lại ý chính của bài sau:
RỪNG “XÓA NGHÈO” CHO DÂN CHỢ ĐỒN
Nhờ nỗ lực trồng rừng, kết hợp với quy trình khai thác ổn định,đời sống người dân Chợ Đồn ( tỉnh Bắc Kạn ) ngày càng được nâng cao, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, thậm chí thu nhập hàng trăm triệu . Điển hình là gia đình ông Hoàng Văn Thùng, thôn Khuổi Tặc, xã Bằng Lãng. Sau nhiều năm kiên trì trồng rừng, đến nay ông đã có hơn 20 héc-ta rừng mỡ, trong đó, riêng 10 héc-ta rừng mỡ cũng có thể cho thu bạc tỉ.
Một số hộ khác thì chú trọng trồng và khai thác nứa, có hộ kết hợp trồng rừng nuôi ong, trồng nông sản phụ, đặc biệt nhiều hộ còn trồng rừng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy giấy. Ở các xã phía nam huyện Vân Đồn cũng xuất hiện ngày càng nhiều tỉ phú rừng… Nhiều diện tích đất trống, các xã trong huyện trồng được khoảng 600 héc-ta rừng. Việc cấp giấy phép khai thác rừng khá ổn định. Rừng mang lại nguồn thu nhập khá nên nhân daantoor chức bảo vệ rất hiệu quả, không xảy ra các hiện tượng cháy rừng hoặc khai thác rừng trái phép. Có thể nói, rừng và đất lâm nghiệp ở đây đã thật sự trở thành “kho báu” được nhân dân trong huyện khai thác đê thoát nghèo và làm giàu một cách chính đáng,góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
(Theo Minh Hằng)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án phiếu bài tập tuần 17 tiếng Việt 3 tập 1
- Đáp án phiếu bài tập tuần 2 tiếng Việt 3 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 13 tiếng Việt 3 tập 1
- Đáp án phiếu bài tập tuần 12 tiếng Việt 3 tập 1
- Đáp án phiếu bài tập tuần 30 tiếng Việt 3 tập 2
- Phiếu bài tập tuần 4 tiếng Việt 3 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 28 tiếng Việt 3 tập 2
- Đáp án phiếu bài tập tuần 26 tiếng Việt 3 tập 2
- Phiếu bài tập tuần 7 tiếng Việt 3 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 31 tiếng Việt 3 tập 2
- Đáp án phiếu bài tập tuần 3 tiếng Việt 3 tập 1
- Đáp án phiếu bài tập tuần 16 tiếng Việt 3 tập 1