Phiếu bài tập tuần 5 Tiếng Việt 4 tập 1

311 lượt xem

Phiếu bài tập tuần 5 tiếng việt 4. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 5. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

Tuần 5

I - Bài tập về đọc hiểu

Ai thông minh hơn

Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vị tính, Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói "cái này đẹp quá", “cái kia đẹp thể”. Vậy mà Hùng cứ chế Lan là "nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

Hôm bố mẹ vắng chà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dung cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm chiếc ghế đầu, trèo lên ghế với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước!”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu ấp úng: “ Mẹ … mẹ hỏi … cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé!”

Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước.

(Theo Trần Thị Mai Phước)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?

a - Để được tận mắt nhìn thầy máy vi tính nhà Hùng.

b - Để tận mắt thấy những điều nghe được về Hùng.

c - Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp mắt.

2. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào?

a - Nhanh nhẹn, khéo chiều long người khác.

b - Thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế.

c - Táo bạo, dám làm những việc con trai cũng “bó tay”.

3. Câu chuyện cho em hiểu thế nào là người thông minh?

a - Biết sử dụng thành thạo máy vi tính nhiều hơn người khác.

b - Nhanh nhẹn và khéo léo trong nói năng, cư xử với người khác.

c - Nhanh trí và biết xử lí các tình huống xảy ra trong thực thế

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện?

a - Chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác.

b - Chớ nên cư xử không công bằng đối với các bạn nữ.

c - Không nên có thái độ coi thường người chị họ ở quê.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vài chỗ trống:

a. l hoặc n

-.........ong .....anh đáy ....ước in trời

Thành xây khói biếc,.....on phơi bóng vàng.

-Chị Chấm bầu bạn với ......ắng với mưa để cho cây .....úa mọc ....ên hết vụ .....này qua vụ khác, hết ...ăm .....ày qua ......ăn khác.

(Theo Đào Vũ)

b. en hoặc eng

-Ao làng vẫn nở hoa sen.......

Bờ tre vẫn chú dế m....n vuốt râu

(Theo Trần Đăng Khoa)

-Bà kể chuyện Hà Nội xưa

L.......k.......tàu điện sớm trưa đu về.

(Theo Đức Hoan)

Câu 2: Trung thực nghĩa là thăng thần, thành thực (thành that) Hảy tim tiếng thích hợp ghép với tiếng thẳng, tiếng thật và ghỉ vao cho trong để có được các từ ghép cùng nghĩa với trung thực.

M: thẳng thắn, thành thật

(1)..................... thẳng (2) thẳng..........................

(3)......................... thật (4).............................. thật

(5) thật........................... (6) thật...............................

Câu 3:

Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau :

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.

Theo Khuất Quang Thụy

Câu 4: a) Viết một đoạn thư (khoảng 5 câu) có nội dung thăm hỏi, chúc mừng thầy (hoặc cô giáo) cũ nhân dịp năm mới.

....................................................................................................

b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại kết thúc câu chuyện về người con hiếu thảo (tuần 4) với câu mở đầu dưới đây:

Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ………………………………………

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội