Phiếu bài tập tuần 8 tiếng Việt 5 tập 1

29 lượt xem

Phiếu bài tập tuần 8 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 8. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

ĐỀ 8

I - Bài tập về đọc hiểu

Tiếng vườn

Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

Trong vườn, cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Muỗm nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.

Hoa nhài trắng xoá bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tính khôi, hương ngạt ngào, sực nức. Màu xanh của búp lá vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng hoa bưởi lại có những tua nhị vàng giữa lòng hoa như những bông thuỷ tiên thu nhỏ. Hoa bười là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị. Hương toả từ những cánh hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa đều có tiếng nói của riêng mình.

Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh. Vậy mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ oà ra những chùm lộ biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Và trong những tán lá cây vườn mọi sinh vật đều tụ hội. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

(Theo Ngô Văn Phú)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Câu “Mùa xuân về lúc nào không rõ,” ý nói gì?

a - Mùa xuân chưa về

b - Mùa Xuân đã về rồi

c - Mùa xuân về lúc nào không rõ

2. Vì sao tác giả nói “Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân.”

a— Vì hình đáng hoa muỗm giống chiếc đồng hồ

b— Vì hoa muỗm nở là báo hiệu mùa xuân về

c— Vì hoa muôm thường nở vào một giờ nhất định

3. Dòng nào ghi đúng, đủ những loài hoa được miêu tả trong bài ?

a— Hoa muỗm, hoa nhài, hoa chanh

b— Hoa muỗm, hoa bưởi, hoa xoan

c— Hoa muỗm, hoa nhài, hoa bưởi

4. Tác giả có ấn tượng nhất với loài cây nào trong vườn ?

a — Cây xoan

b— Cây muỗm

c — Cây chanh

(5). Nội dung chính của bài văn là gì ?

a — Miêu tả vẻ đẹp của các loài hoa trong vườn khi mùa xuân đến.

b— Miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong khu vườn khi mùa xuân đến.

c— Miêu tả vẻ đẹp của những tán xoan trong vườn khi mùa xuân đến.

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Điền tiếng chứa vần có âm chính yê hoặc ya thích hợp với mỗi chỗ trống:

(1) Cửa Nhật Lệ đêm đêm

Sáng ngời ngọn đèn biền

Đèn soi nước triều lên

Gọi con ............. về bến.

(Theo Nguyễn Văn Dinh)

(2) Cha đi tập kết. Nhà nghèo

Sớm ........... tay mẹ chống chèo nuôi con.

(Theo Tố Hữu)

b) Gạch dưới những chữ ghi thiếu dấu thanh và viết lại các từ cho đúng :

bóng chuyên, kể chuyên, chim yêng, khuyết điểm, xao xuyên

..............................................................................................................

2.

3. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau:

a) "Đông" chỉ một hướng, ngược với hướng tây:

................................................................................

b) "Đông" chỉ một mùa trong năm:

................................................................................

c) Đông" chỉ số lượng nhiều :

................................................................................

4. Lập dàn ý cho bài văn miêu tổ một cảnh đẹp ở địa phương em

Gợi ý

a) Mở bài: Giới thiệu bao quát vệ cảnh sẽ tả (cảnh gì, ở vị trí nào, có nét đẹp gì nổi bật). Hoặc: Lí do yêu thích và chọn tả cảnh đẹp đó (VD: gắn với kỉ niệm thời thơ ấu/ Vì vẻ đẹp độc đáo,...)

b) Thân bài

Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

(Dựa vào cách tả đã lựa chọn và trình tự quan sát cụ thể ở địa phương để triển khai, sắp xếp các ý sao cho phù hợp; trọng tâm miêu tả tuỳ thuộc vào nét tiêu biểu của từng cảnh vật, VD: tả rừng phải nói rõ về cây, tả sống / biển phải rõ về nước, tả núi phải rõ về rõ về những đặc điểm hình dáng,...)

c) Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh đã tả (VD: cảnh đẹp ở địa phương nhưng đã từng nổi tiếng khắp nước ; là niềm tự hào của em về quê hương, đất nước,...).

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

(5). Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương em (cảnh đã xác định để lập dàn ý miêu tả trong bài tập 4 ý a) :

a) Đoạn mở bài gián tiếp :

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

b) Đoạn kết bài mở rộng:

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội