Phiếu bài tập tuần 15 tiếng Việt 5 tập 1

  • 1 Đánh giá

Phiếu bài tập tuần 15 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 15. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 15

I - Bài tập về đọc hiểu

Bé Na

Nhiều buổi sớm tập thể dục trước nhà, tôi thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi đội chiếc mũ đỏ bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống nhặt mấy thứ ở sọt rác bỏ vào bao. Khi đứng lên, cậu nhìn một lát vào căn nhà còn đóng cửa.

Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọ rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Lặng lẽ theo dõi nhiều lần, tôi thấy bé Na làm như vậy vào buổi tối. Lạ thật, sao cô bé này lại không bán hay đổi kẹo như bao đứa trẻ khác vẫn làm ?

Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi. Tôi thân mật hỏi :

- Cháu muốn làm “cô tiên” giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả ?

Bé tròn xoe mắt, ngạc nhiên :

- Sao bác biết ạ ?

- Bác biết hết. Này nhé, hằng đêm, có một “cô tiên” đẹp như bé Na đem những thứ nhặt được đặt vào sọt rác đề sáng sớm hôm sau có một cậu bé đến nhặt mang đi. Đúng không nào ?

Bé Na cười bẽn lẽn và nói :

- Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ !

- À ra thế !

Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi :

- Bác không được nói cho ai biết đấy nhé !

Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào một túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà.

(Theo Lê Thị Lai)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Bé Na mang những thứ gì bỏ vào sọt rác trước nhà vào buổi tối ?

a — Chiếc dép da, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai

b — Chiếc dép nhựa, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai

c — Mấy túi ni lông cũ, mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai

2. Vì sao Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi ?

a — Vì Na muốn làm “cô tiên” xinh đẹp để được mọi người yêu thích

b — Vì Na thấy cậu bé chỉ thích nhặt những thứ đồ cũ để bán lấy tiền

c — Vì Na thương cậu bé mồ côi mẹ phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền

3. Vì sao Na không muốn nói cho di biết việc mình giúp đỡ cậu bé ?

a — Vì Na cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ trước mọi người

b — Vì Na sợ cậu bé ngượng ngùng, xấu hổ trước mọi người

c — Vì Na coi đó là việc rất nhỏ, không đáng để khoe khoang

4. Việc làm của tác giả ở cuối truyện giúp em hiểu được điều gì ?

a - Gom những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác là một việc làm tốt.

b - Việc làm thể hiện lòng nhân hậu được người khác noi theo.

c - Cần quan tâm giúp người khác để người khác giúp đỡ mình.

(5). Cụm từ nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho truyện Bé Na ?

a - Cậu bé nhặt ve chai

b - Câu chuyện buổi tối

c - Việc nhỏ nghĩa lớn

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch :

Đèn khoe đèn tỏ hơn ......ăng

Đèn ra ......ước gió còn ......ăng hỡi đèn ?

b) nghỉ hoặc nghĩ: ........... ngơi, ngẫm ...........

ngỏ hoặc ngõ: .......... nhỏ, thư .........

2. a) Chọn từ ngữ (to lớn hoặc sóng, ước mơ, của nhân dân, giành lấy, đơn sơ) điền vào chỗ trống để có các kết hợp từ đúng:

(1) ......................... hạnh phúc

(2) hạnh phúc ........................

(3) ........................ hạnh phúc

(4) hạnh phúc ........................

(5) ........................ hạnh phúc

(6) hạnh phúc ........................

b) Tìm từ có tiếng phúc điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:

(1) Mình chúc Minh khoẻ vui và .......................

(2) Bà em bảo phải ăn ở tử tế để ....................... lại cho con cháu

(3) Gương mặt cô trông rất .......................

3. Điền vào chỗ trống cho đúng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè:

a) Anh thuận ....................... hoà là nhà có .......................

b) Công ....................... nghĩa ....................... ơn .......................

Nghĩa sao cho bõ những ngày gian lao

c) ....................... là nghĩa tương tri

Sao cho sau trước mọi về mới nên.

4. Tìm các từ nghĩ thường dùng để tả người và viết vào chỗ trống ở từng cột trong bảng (mỗi cột ít nhất 5 từ ngữ):

Tả ngoại hìnhTả tính tình, hoạt động

M: mập mạp

.....................................................................

.....................................................................

M: nóng nảy

.....................................................................

.....................................................................

5. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả hoạt động của một người mà em yêu mến (bố, mẹ, cô giáo, thầy giáo, chị gái, em bé, bạn thân...)

Chú ý: Cần viết rõ câu mở đoạn, ý thân đoạn và câu kết đoạn.

.................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 132 lượt xem