Soạn bài 3: Giải mục D Hoạt động vận dụng

1 lượt xem

D. Hoạt động vận dụng.

1. Tìm và ghi vào sổ tay 5-6 từ mà em gặp trong thực tế giao tiếp hằng ngày. giải thích các nghĩa các từ đó bằng hai cách vừa học.

2. Dựa vào đặc trưng cơ bản của truyền thuyết (bài 1), hãy giải thích vì sao truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được gọi là truyền thuyết

3. Hoàn thành bài viết kể chuyện theo chủ đề: Vua Hùng kén rể

4. Viết đoạn văn (10-15 dòng) nêu nhận xét của em về truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Bài làm:

1. Giải thích bằng hai cách đã học

Khiên tốn:

  • có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ.
  • Trái nghĩa với kiêu, kiêu căng, kiêu ngạo

Hân hoan:

  • vui mừng, biểu lộ rõ trên nét mặt, cử chỉ
  • đồng nghĩa: hoan hỉ

Chào đón

  • (Trang trọng) hân hoan đón mừng
  • đồng nghĩa: đón chào

Quy tắc:

  • những điều quy định đòi hỏi phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó (nói tổng quát)
  • đồng nghĩa: luật lệ

Chia sẻ

  • cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu
  • đồng nghĩa: chia sớt, san sẻ

2. Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được gọi là truyền thuyết vì

  • Kể về một nhân vật và sự kiện lịch sử
  • Sử dụng phép nghệ thuật phóng đại, có yếu tố hoang đường, kì ảo gắn liền với một sự kiên lịch sử và giải thích hiện tượng tự nhiên

3. Hoàn thành bài viết kể chuyện theo chủ đề: Vua Hùng kén rể

Bạn có thể tham khảo bài viết tại đây

4. Viết đoạn văn (10-15 dòng) nêu nhận xét của em về truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Gợi ý một số nhận xét:

  • Chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, khi không cưới được nàng Mị Nương đã tức giận, hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu
  • Sơn Tinh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Không những vậy đã chiến đấu kiên cường, bất khuất. Hình ảnh Sơn Tinh, vị thần dời núi, dời đồi ngăn chặn dòng nước ấy chính là vị thần luôn bảo vệ cuộc sống yên bình trong lòng người dân ta.
  • Hình ảnh dời núi, dời đồi ấy còn phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội