Soạn bài Bạch tuộc - Cánh diều 7 Soạn văn lớp 7 trang 60 sách Cánh diều tập 1
Soạn bài Bạch tuộc lớp 7
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Soạn bài Bạch tuộc - Cánh diều 7 chi tiết được giáo viên chúng tôi đăng tải và hoàn thiện bài soạn văn 7 của bản thân.
1. Chuẩn bị
- Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No-ti-lớt và con bạch tuộc.
- Những yếu tố của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời: Tác phẩm viết trong hoàn cảnh tàu ngầm đang được thử nghiệm, bạch tuộc chỉ có một vài người thấy.
- Những yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích:
- Tàu ngầm đang được thử nghiệm, bạch tuộc đã được phát hiện.
- Cuộc thám hiểm bằng tàu ngầm - một sản phẩm của khoa học - công nghệ.
- Giao chiến với bạch tuộc bằng vũ khí, sức lực của con người (không phải thế lực siêu nhiên).
2. Đọc hiểu
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
- Em dự đoán nội dung chính của văn bản là sẽ miêu tả về những con bạch tuộc ở ngoài đại dương và sự va chạm giữa các nhà thám hiểm với những con bạch tuộc này.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời kể của nhân vật “tôi" ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
- Lời kể của nhân vật “tôi" về các thuyền trưởng từng bắt bạch tuộc có tác dụng dẫn dắt vào sự việc sắp diễn ra: sự xuất hiện của con bạch tuộc.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các số từ trong phần này.
Trả lời:
- Các số từ trong phần này: sáu mét, tám vòi, hai hàm răng như mỏ vẹt.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình dung con Bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật tôi.
Trả lời:
- Con Bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật tôi: là con quái vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện gì xảy ra với con tàu?
Trả lời:
- Con tàu gặp phải vật cản, đó chính là những con bạch tuộc.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”.
Trả lời:
- Nghĩa của từ “giáp chiến”: giáp là tiếp giáp, nối liền, chiến là đánh, vậy giáp chiến có nghĩa là đánh nhau gần.
Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hành động của các nhân vật
Trả lời:
Hành động của các nhân vật:
- Nét: cầm dao nhọn, xông đến, phóng lao nhọn, phóng mũi lao vào kẻ thù.
- Tôi và Công- xây: cầm rìu, lao tới.
- Nê- mô: lấy rìu chặt phăng cái vòi, chặt đứt luôn cái vòi, lao tới.
Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?
Trả lời:
- Cuộc giáp chiến kết thúc: lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển.
Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?
Trả lời:
- Mắt Nê –mô ứa lệ là vì thương người đồng hương đã bị bạch tuộc cuốn đi mất.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 64 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều
Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?
Trả lời:
- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện:
+ các thủy thủ trước từng bắt gặp những con bạch tuộc khổng lồ.
+ cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ.
+ Kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.
- Tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống con tàu gặp phải vật cản là bạch tuộc, và tại đây diễn ra cuộc giáp chiến.
Câu 2 trang 64 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều
Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.
Trả lời:
- Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:
+ Thân bạch tuộc như khối thịt đông, bạch tuộc dài chừng tám mét.
+ Tám cánh tay/ tám chân dài gấp đôi thân
+ Hai tram rưỡi cái giác ở phía trong vòi
+ Hai hàm răng giống hai cái mỏ vẹt
+ Hàm răng nhọn…
Câu 3 trang 64 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều
Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?
Trả lời:
- Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:
+ Tàu No-ti-lớt lặn sâu xuống đáy biển hai, ba nghìn mét.
+ Con bạch tuộc có râu dài, hai con mắt màu xanh nhìn thẳng; thân hình thoi.
Câu 4 trang 64 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều
Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào?
Trả lời:
- Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản:
+ Nét: “chúng tôi sẽ giúp ngài một tay”cầm dao nhọn, xông đến, phóng lao nhọn, phóng mũi lao vào kẻ thù.
+ Công- xây: cầm rìu, lao tới.
+ Nê- mô: lấy rìu chặt phăng cái vòi, chặt đứt luôn cái vòi, lao tới.
+ Chúng tôi xông tới, ai nấy đều sôi sục căm thù!
+ Mắt Nê –mô ứa lệ vì thương người đồng hương đã bị bạch tuộc cuốn đi mất.
Soạn bài Bạch tuộc - Cánh diều 7 được đội ngũ giáo viên của KhoaHoc biên soạn chi tiết với phần giải đáp cho các câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi cuối bài nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình soạn Văn 7 Cánh Diều. Các bạn có thể tham khảo chuyên mục Ngữ Văn 7 Cánh Diều tập 1 để có được các bài soạn chi tiết được phân bổ theo chương trình học sách giáo khoa Cánh Diều chuẩn.
Xem thêm bài viết khác
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 - Cánh diều 7
- Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất - Cánh diều 7
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề - Cánh diều 7
- Soạn bài Nhật trình Sol 6 - Cánh diều 7
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 69 - Cánh diều 7
- Soạn bài Một mình trong mưa - Cánh diều 7
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 48 - Cánh diều 7
- Soạn bài Nhật trình Sol 6 - Cánh diều 7
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 26
- Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 - Cánh diều 7