Soạn bài Ôn dịch thuốc lá: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

1 lượt xem

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản. Việc dùng dấu phẩy trong đầu đề văn bản: Ôn dịch, thuốc lá có tác dụng gì? Hãy nêu ý chính của văn bản.

....................................................

3. Tìm hiểu về câu ghép (tiếp theo)

a. Đọc câu ghép sau và hoàn thành phiếu bài tập ở dưới:

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

............................................................

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Ý nghĩa nhan đề: : Ôn dịch, thuốc lá đã nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm để cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa

Những ý chính văn bản:

  • Vấn đề nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: "Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS".
  • Tác hại của thuốc lá
  • Lời kêu gọi chống thuốc lá.

b. Tác dụng: tạo phép so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích=> chặt chẽ, thuyết phục.

c. Tác giả đưa ra lí lẽ chứng minh như: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim... khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.

d. Bởi vì qua đó, tác giả cũng thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức.

e. Nguyên nhân đưa ra là do:

  • Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở thành phố lớn nước ta cao ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ.
  • Thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
  • Thứ ba, so sánh với nước họ, chúng ta còn quá nhiều bệnh dịch cần phải thanh toán.

g. Mỗi người phải có ý thức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hạn chế và chống hút thuốc lá. Phải cùng nhau đứng lên chống lại nạn dịch này chính là cách mà bản thân chúng ta tự cứu lấy chính chúng ta

3. Tìm hiểu về câu ghép (tiếp theo)

a.

b. Ta có thể nêu thêm như:

  • Điều kiện (giả thiết). Ví dụ: Nếu trời nắng chúng tôi sẽ đi bơi
  • Tương phản. Ví dụ : Chúng tôi đến chơi nhưng Lan không có nhà
  • ....

c. Được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoăc cặp từ hô ứng nhất định.

4. Tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh.

a.

  • Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ “ là”. Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức cần thiết cho từ trước nó.
  • Vai trò đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh là giải thích vấn đề được nêu lên trước đó.

b.

  • Trong câu văn, đoạn văn tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh giải thích, liệt kê
  • Tác dụng: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.

c.

  • Tác dụng : đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh chống việc sử dụng hút thuốc lá ở các nước phát triển.
  • Phương pháp thuyết minh :liệt kê, dùng số liệu

d.

  • Đoạn văn trong sách giáo khoa đã cung cấp những số liệu về dưỡng khí và thán khí có trong không khí. Nếu không có số liệu, sẽ không thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố.
  • Phương pháp thuyết minh: dùng số liệu (con số).

e.

  • Tác dụng: tạo ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.
  • Phương pháp thuyết minh: so sánh

g. Văn bản Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những phương diện:

  • Phong cảnh thiên nhiên.
  • Các công trình kiến trúc.
  • Các nhà vườn ở Huế.
  • Món ăn.
  • Tinh thần quật cường của nhân dân.

Phương pháp: phân tích, phân loại

h.

  • Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
  • Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại..
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội