Soạn bài lão Hạc: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tóm tắt gia cảnh của lão Hạc. Theo em cậu Vàng có ý nghĩa như thế nào với lão Hạc? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
......................................................................
3. Tìm hiểu từ tượng hình, từ tượng thanh
a. Đọc đoạn trích sau ( trong Lão Hạc) của Nam Cao và trả lời câu hỏi: ( Đoạn trích trong sách vnen ngữ văn 8 tập 1 trang 34)
..................................................................
4. Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
a. Hai đoạn văn sau có mỗi liên hệ gì không? Tại sao?
......................................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Gia cảnh Lão Hạc :
- Vợ lão mất, con trai vì không lấy được vợ nên phẫn chí, bỏ đi phu đồn điền.
- Lão sống với con chó vàng- " Cậu Vàng "
Ý nghĩa cậu Vàng với Lão Hạc như người con, như người con mà lão yêu thương vậy
Những chi tiết thể hiện như: Gọi là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, lão bắt rận cho nó, đem nó ra ao tắm, cho nó ăn cơm trong bát như 1 nhà giàu
b. Tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó:
- “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.
- Lão Hạc đau đớn, lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão thế nên lão sắp xếp cho chính cuộc đời mình sau đó và rồi tự tìm đến cái chết như cậu Vàng.
Nhận xét: Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám bấy giờ
c.
Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi” về lão Hạc | Thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc |
Chao ôi! Đối với những người quanh ta…ta thương | Hỡi ơi lão Hạc!...Thì ra cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn |
Không, cuộc đời chưa hẳn… nghĩa khác | Lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Đừng lo gì cho cái vườn của lão |
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ như vậy và tôi buồn lắm | Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế . Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng |
=> Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc: từ dửng dưng đến cảm thông, thoáng buồn và nghi ngờ, kính trọng
d. Thứ nhất : "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu nhầm), nỗi đắng cay chua chát trước cuộc đời và nhân tình thế thái : Cái nghèo có thể đổi trắng thay đen.
Thứ hai : "Không! Cuộc đời chưa hẳn....... một nghĩa khác" chính là sự khẳng định mạnh mẽ niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện
e. Cả hai ý kiến đều đúng. Đặc sắc nghệ thuật là nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, xây dựng tình huống truyện
3. Tìm hiểu từ tượng hình, từ tượng thanh
(1)
- Những từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái sự vật là: móm mém, xồng xộc, vật vã, rủ rượi, xộc xệch, sòng sọc
- Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,của con người là: hu hu,ư ử
(2) Tác dụng: làm cho bài văn,đoạn văn thêm sinh động,thú vị hơn và giúp người đọc hình dung được nhân vật có trạng thái,dáng vẻ và hình ảnh như thế nào.
(3)
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh do có chức năng gợi hình và mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động như trong cuộc sống nên có giá trị biểu cảm cao.
- Tác dụng: Từ tượng hình,từ tượng thanh gợi được hình ảnh,âm thanh cụ thể,sinh động,có giá trị biểu cảm
4. Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
a. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì. Bởi vì hai đoạn văn trên rời rạc bởi không có phương tiện nối kết thể hiện quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau
b.
- (1) Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.
- (2) Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
- (3) Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản
c.
Ví dụ 1: | Ví dụ 2: | Ví dụ 3: | Ví dụ 4: |
(1) Có hai khâu đó là: tìm hiểu và thụ cảm (2) Từ ngữ liên kết: Bắt đầu(là), thế(là), sau (3) Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, một là, hai là,... | (1) Quan hệ của 2 đoạn văn: Quan hệ đối lập (2) Từ ngữ liên kết: Nhưng (3) Các phương tiện liên kết có quan hệ đối lập: nhưng, trái lại,song, ngược lại,... | (1) Quan hệ của 2 đoạn văn: Quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết (2) Từ ngữ liên kết: Nói tóm lại (3) Các phương tiện liên kết có quan hệ ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: Như vậy, nhìn chung, tóm lại,… | Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn: Câu liên kết hai đoạn văn đã cho là Ái dà, lại còn chuyện học nữa cơ đấy! Tác dụng liên kết vì nó khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung sau. |
d. Có thể sử dụng các phương tiện chủ yếu sau đây để thể hiện các đoạn văn
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát
- Dùng câu nối
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Muốn làm thằng Cuội-Hai chữ nước nhà: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài tôi đi học: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Bài toán dân số : Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Đánh nhau với cối xay gió giản lược nhất
- Soạn bài Hai cây phong: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN bài Tức nước vỡ bờ giản lược nhất
- Soạn bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Trong lòng mẹ giản lược nhất
- Soạn bài Hai cây phong: Mục D hoạt động vận dụng