Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân sách Kết nối tri thức được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi phần cuối bài một cách chi tiết, ngắn gọn, giúp các em soạn Văn 10 trở nên đơn giản hơn. Dưới đây là nội dung của bài soạn văn mẫu, các em tham khảo nhé
Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- HS tự trả lời
Câu hỏi 2 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- HS tự trả lời
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô
- Các chức năng của sa-pô:
+ Hoàn thiện tiêu đề
+ Tóm tắt nội dung
+ Chứng minh tính thời sự
+ Nêu rõ hoàn cảnh
+ Thông báo bố cục
+ Thu hút người đọc
2. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?
- Tương truyền, múa tối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII
3. Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước.
- Nhà rối (thủy đình) trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,... tạo nên một sân khấu sinh động.
- Ngày nay, thủy định được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái,… với sân khấu là hồ nhân tạo.
4. Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?
- Người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây để điều khiển con rối, đứng sau bức mành (buồng trò)
- Lối điều khiển đòi hỏi kĩ năng thuần thục, làm sao nhịp nhàng với lời thoại, âm nhạc, lột tả được thần thái nhân vật.
- Phần thân con rối nổi trên mặt nước, phần chân chìm dưới nước để giữ thăng bằng và lắp bộ điều khiển
- Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh màu sắc rực rỡ, vui tươi, dân dã
5. Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cố truyền khác của dân tộc
- Duy trì bằng cách sinh hoạt biểu diễn hội hè ở các làng xã và khắp cả nước
- Tuy nhiên phát triển không chỉ là nhân rộng địa điểm, tăng số lượng suất diễn mà còn là sự tìm tòi, sáng tạo để đào sâu và phát huy những giá trị vốn có của nghệ thuật múa rối.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước và sự phát triển đến nay của loại hình nghệ thuật này.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Rối nước tương truyền được hình thành từ thế kỉ XI – XII. Múa rối nước thường biểu diễn vào những dịp hội hè trong lãng xã và sau này trở thành loại hình nghệ thuật lớn.
- Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước: Nhà rối (thủy đình) trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,... tạo nên một sân khấu sinh động. Ngày nay, thủy định được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái, … với sân khấu là hồ nhân tạo.
- Trong trò rối nước người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây để điều khiển con rối, đứng sau bức mành (buồng trò). Lối điều khiển đòi hỏi kĩ năng thuần thục, làm sao nhịp nhàng với lời thoại, âm nhạc, lột tả được thần thái nhân vật.
- Để phát triển và duy trì nghệ thuật múa rối nước thì không chỉ là nhân rộng địa điểm, tăng số lượng suất diễn mà còn là sự tìm tòi, sáng tạo để đào sâu và phát huy những giá trị vốn có của nghệ thuật múa rối.
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Sự hình thành: Múa rối nước vốn thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ tết, khi bà con đã thu xếp xong việc đồng áng để cùng ra đình góp vui
- Không gian, chất liệu biểu diễn:
+ Để diễn được trò rối nước, người ta phải dựng lên nhà rối trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lõng, cổng hàng mã, ...
+ Âm thanh và ánh sáng: cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai.
Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Cách triển khai thông tin văn bản theo trình tự: nguồn gốc, đặc điểm không gian, cách biểu diễn, cách chế tạo rối nước và sự duy trì phát triển của loại hình nghệ thuật.
- Mỗi phần được chia thành các luận điểm rõ ràng, có sự so sánh giữa quá khứ và hiện tại, lập luận có logic và có tính xác thực.
Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Sa-pô giúp hoàn thiện tiêu đề bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý giúp độc giả hình dung bài báo nói gì và thu hút người đọc bởi những từ khóa
-> Sapo có tính khơi gợi: Sapô ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài viết
- Cách viết sa-pô: Đoạn Sapo này có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều câu văn hoàn chỉnh khác nhau. Những câu văn này có thể ngắn, có thể dài nhưng nó phải mang tính khái quát để người đọc hiểu được nội dung phần thông tin mà bạn cung cấp phía dưới. Có thể dùng những từ ngữ gợi mở, từ khóa để gây sự chú ý và hấp dẫn cho người đọc.
Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Múa rối nước là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên, hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử. Thường các tiết mục rối nước kể về những sự tích dân gian hoặc cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT
- Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 121 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Ra-ma buộc tội trang 121 sách KNTT
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 125 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Xúy Vân giả dại sách KNTT
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam sách KNTT
Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài soạn mẫu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Cánh diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau sách KNTT
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm sách KNTT
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 86 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ sách KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm sách KNTT
- Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản sách KNTT
- Soạn bài Xúy Vân giả dại sách KNTT
- Soạn bài Hồn thiêng đưa đường trang 152 sách KNTT
- Soạn bài Mùa xuân chín sách KNTT
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học lớp 10 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 sách KNTT