Soạn bài Yêu và đồng cảm sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
Soạn bài Yêu và đồng cảm sách KNTT được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi cuối bài một cách chi tiết, ngắn gọn, hy vọng sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung bài soạn Văn 10 mẫu, các em cùng tham khảo nhé.
Soạn bài Yêu và đồng cảm
*Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
1. Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống. Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc nhận được sự đồng cảm từ ai đó, tôi cảm thấy rất vui, nhẹ nhõm, thoải mái.
2. Khi tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật, tôi thường cảm thấy ngưỡng mộ và băn khoăn, thắc mắc với những giá trị mà tác phẩm nghệ thuật đó mang lại.
*Trong khi đọc
1.Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?
- Cách mở đầu bài viết bằng một câu chuyện gây ra sự tò mò trong lòng bạn đọc, bạn đọc sẽ muốn khám phá câu chuyện mở đầu sẽ gợi dẫn ra điều gì ở phía sau.
2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
- Tác giả phục chú bé vì tấm lòng đồng cảm phong phú của chú.
3. Góc nhìn riêng về sự vật dược thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?
- Trước một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác.
4. Phải chăng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?
- Đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ. Vì một người hoạ sĩ nếu không có tấm lòng đồng cảm mà chỉ chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực thụ. Nhờ có tấm lòng đồng cảm nên hoạ sĩ cũng có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.
5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?
- Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà còn trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Người nghệ sĩ phải biết mở lòng ra để đồng cảm nhiều hơn với vạn vật, đích thân trải nghiệm sức sống của vạn vật, tấm lòng phải chiếu sáng cùng vạn vật thì vạn vật đều thu cả vào tâm trí người nghệ sĩ.
6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
- Trẻ em hơn người lớn ở điểm chúng rất giàu lòng đồng cảm. Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.
*Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
*Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Những đoạn văn nói về trẻ thơ, tuổi thơ: đoạn 1, 5, 6
- Những câu nói về trẻ thơ:
+ Trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm
+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.
+ Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người
- Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp.
Câu 2 (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Tác giả không chỉ đề cập trong phạm vi hội hoạ mà nói tới danh xưng hoạ sĩ nhằm chỉ những người hoạt động nghệ thuật nói chung.
- Một số câu thể chứng minh:
+ Đoạn 2: Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.
+ Đoạn 3: Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại
+ Đoạn 4: Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.
+ Đoạn 5: Chí có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nó. Những người ấy chính là nghệ sĩ.
Câu 3 (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Nội dung của từng đoạn
+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật
+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác
+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ
+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật
+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật
- Nội dung giữa các phần có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đoạn 1 là tiền đề, khơi gợi vấn đề bàn luận. Đoạn 2 nêu lên vấn đề bàn luận là cách nhìn nhận về nghệ thuật. Đoạn 3 nêu vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và đoạn 4 đưa ra những biểu hiện của sự đồng cảm đó. Đoạn 5,6 chứng minh sự đồng cảm trong nghệ thuật được biểu hiện rõ nhất ở thế giới của trẻ em, tuổi thơ.
Câu 4 (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.
- Dẫn chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.
- Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.
- Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ.
Câu 5 (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là giàu lòng đồng cảm.
- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thành sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hồn nhiên cây cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chung chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều.
Câu 6 (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần một, người đọc sẽ không thể kết nối được mối liên hệ giữa trẻ em và nghệ thuật được tác giả đặt ra trong văn bản. Câu chuyện chính là tiền đề để bạn đọc nhận ra trẻ em giàu lòng đồng cảm và bản chất của trẻ em là nghệ thuật. Vì vậy, nếu không có câu chuyện mở đầu, văn bản sẽ bị giảm đi sức hấp dẫn, thuyết phục.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 58 Tập 1
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ sách KNTT
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ sách KNTT
- Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 70 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Cánh đồng trang 71 sách KNTT
- Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 72 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ sách KNTT
Soạn bài Yêu và đồng cảm sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, từ đó củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác như Toán, Hóa, tiếng Anh....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Huyện đường sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Xúy Vân giả dại sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 125 Tập 1 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Ra-ma buộc tội trang 121 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục sách KNTT Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Văn 10
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới sách KNTT Soạn văn 10 tập 1 Kết nối tri thức