Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ sách Kết nối tri thức lớp 10 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời chi tiết, ngắn gọn các câu hỏi cuối bài, giúp các em dễ dàng soạn Văn 10. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài soạn, các em tham khảo nhé.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ không phải là một bài phát biểu cảm nhận đơn thuần. Kiểu bài viết này đòi hỏi sự chặt chẽ trong lập luận, sự sáng rõ, sắc nét của luận điểm và sự mạch lạc trong tổ chức bài viết. Bởi vậy, người viết cần nắm chắc các tri thức về đặc trưng thi ca đã được giới thiệu trong bài học và được làm rõ qua các tiết đọc văn bản để có những phân tích, đánh giá thuyết phục. Mặt khác, kiểu bài này cũng vẫn khuyến khích người viết thể hiện những rung cảm và tưởng tượng của mình khi chiếm lĩnh bài thơ.

Yêu cầu

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ, lý do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).

- Chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh, ...)

- Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

Phân tích bài viết tham khảo

Những điệu xanh của mùa xuân (Đọc Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính)

- Luận điểm 1: Nêu ấn tượng trước sự gợi mở của nhan đề và câu mở đầu bài thơ

- Luận điểm 2: Phân tích mạch triển khai hệ thống hình ảnh trong bài thơ

- Luận điểm 3: Phân tích phép đối, phép điệp và hiệu quả thẩm mĩ mà các phép tu từ này gợi ra

- Luận điểm 4: Liên hệ, so sánh với thơ truyền thống để làm rõ những nét mới mẻ của bài thơ

- Luận điểm 5: Khẳng định giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân bản của bài thơ.

*Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Cách cảm nhận phân tích bài thơ theo trình tự tuyến hình ảnh dọc bài thơ, trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc có thể theo dõi mạch cảm xúc bài thơ theo một trật tự tuyến tính, không bỏ sót những hình ảnh, từ ngữ quan trọng. Đây là cách phân tích dễ đọc, dễ hiểu và dễ quan sát đối với bạn đọc.

Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Trong bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật của bài, bao gồm: từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,...

Câu 3 (trang 64 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Người viết đánh giá: “Mùa xuân xanh” là bài thơ của niềm vui sống, của sự chan hoà giữa con người với tạo vật, là khúc dạo đầu của tình yêu lứa đôi. Những giá trị nhân bản ấy lại được thể hiện bằng một thứ ngôn từ thơ ca tự nhiên, giản dị nhưng vẫn có tính hiện đại.

- Đây là một đánh giá vô cùng thuyết phục bởi nó được đặt ở kết bài, tác giả nêu ra những khái quát chung nhất về bài thơ qua những luận điểm đã phân tích ở trên. Nội dung bài thơ “niềm vui sống, sự chan hoà giữa con người với tạo vật, khúc dạo đầu của tình yêu” được chứng minh qua hệ thống “ngôn từ thơ ca tự nhiên, giản dị mà hiện đại” với các luận điểm rõ ràng, luận chứng thuyết phục đã được tác giả đưa ra.

*Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn bài thơ sẽ được phân tích, đánh giá. Cân nhắc để chọn đúng bài thơ đã thật sự làm bạn rung cảm và tin vào giá trị nghệ thuật của nó.

+ Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử

- Tìm đọc tham khảo những bài viết, ý kiến liên quan đến bài thơ bạn sẽ phân tích, đánh giá

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

- Đọc lại bài thơ đã lựa chọn. Có thể đọc thầm hoặc đọc thành tiếng để cảm nhận đầy đủ hơn về âm điệu, nhịp điệu của nó. Chú ý những cách diễn đạt lạ, có thể lần đầu mình bắt gặp và những hình ảnh gây ấn tượng. Sau khi đọc, hãy suy nghĩ vì sao bài thơ lại có những cách tổ chức và kết hợp ngôn từ đặc biệt như vậy?

+ Nhan đề bài thơ “Mùa xuân chín”

+ Nhịp điệu nhanh, thể hiện âm điệu thiết tha, da diết

+ Những cách kết hợp từ mới lạ: khói mơ, sột soạt gió, sóng cỏ, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín,...

- Thử liên kết âm điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ và chú ý xem mạch liên kết này có thể đem đến cho bạn sự bất ngờ nào trong cảm xúc, liên tưởng và nhận thức.

+ Mạch cảm xúc bài thơ đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân. - Khi phân tích nội dung nghệ thuật của bài thơ, chú ý vận dụng các thao tác so sánh và liên tưởng một cách thích hợp.

- Cần tập trung vào những phương diện hình thức nghệ thuật và nội dung của bài thơ mà người đọc xem là độc đáo, mới mẻ, thú vị.

+ Điểm độc đáo của bài thơ là những hình ảnh tượng trưng siêu thực đầy huyền ảo

- Khi đánh giá bài thơ, cần chú ý đầy đủ các giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn của nó.

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh giá chung của dư luận,....) và nêu các vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.

- Thân bài

+ Mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao...)

+ Sự phát triển của hình tượng chính (qua các khổ, đoạn trong bài) và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,...)

+ Nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác)

- Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận.

Gợi ý dàn ý bài văn nghị luận về bài thơ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử)

I – Mở bài

- Giới thiệu Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, theo đuổi chủ nghĩa tượng trưng siêu thực

- “Mùa xuân chín” lag một sáng tác của Hàn Mạc Từ trích trong tập “Đau thương” (1938)

II – Thân bài

1. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

- Mạch cảm xúc bài thơ đi từ bức tranh ngoại cảnh đến bức tranh tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân.

- Nhan đề “mùa xuân chín”

2. Cảnh xuân

- Nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, tươi đẹp, tràn đầy sức sống

+ Dấu hiệu báo xuân sang: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, tà áo biếc, giàn thiên lý

+ Những kết hợp từ độc đáo: nắng ửng, khói mơ tan, sóng cỏ, đám xuân xanh

+ Nghệ thuật đảo ngữ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”, “tiếng ca vắt vẻo”

=> Khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả mà đằm thắm yêu thương.

3. Tình xuân

- Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê, niềm khát khao giao cảm với cuộc đời

+ Niềm vui của con người khi xuân đến: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”

+ Tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây”

+ Nỗi nhớ làng quê da diết: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sự nhớ làng”.

4. Nét hấp dẫn, độc đáo riêng của bài thơ

- So sánh “Mùa xuân chín” với thơ Đường, từ đó làm rõ tính cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

III – Kết bài

- Khẳng định giá trị thẩm mĩ, tư tưởng của bài thơ

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài soạn văn mẫu này sẽ giúp các em nắm được bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác như Toán, Hóa, tiếng Anh....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10 này nhé.

  • 433 lượt xem