Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 94 Tập 1 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 94 Tập 1 sách KNTT được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi phần cuối bài, từ đó soạn Văn 10 với các em trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là nội dung của bài soạn các em tham khảo nhé.
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10
Câu 1 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về những giá trị tư tưởng trong đời sống hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nêu lên những nhận xét, đánh giá về con người, thời đại.
- Đặc điểm nghệ thuật
+ Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
+ Kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục
+ Vừa có những đánh giá khách quan, vừa thể hiện được quan điểm riêng của ngời viết
Câu 2 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận, tuy nhiên nên sử dụng với mực độ hợp lý để phù hợp với vấn đề bàn luận. Có thể đưa yếu tố tự sự vào phần mở đầu để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận hoặc sử dụng làm dẫn chứng để phân tích vấn đề. Không nên sử dụng quá nhiều yếu tố tự sự, bài nghị luận sẽ trở thành một bài kể và mất đi tính thuyết phục.
Câu 3 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ | |
Luận đề | Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ |
Cách triển khai luận điểm | Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ | + LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận + LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ + LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ + LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật + LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật + LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật | -LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng -LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ -LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. |
Cách nêu lý lẽ và bằng chứng | Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. | Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. | Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ...... |
Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng | Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. | Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. | Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. |
Câu 4 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:
+ Bàn luận về những vấn đề xã hội: đạo đức, tư tưởng, phẩm chất, quan niệm, thói quen của con người, một hiện tượng nổi bật trong cuộc sống cần được loại bỏ hoặc phát huy,....
+ Nghị luận xã hội gồm 2 dạng: nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về hiện tượng đời sống. Trong đó, người viết cần nêu những lí lẽ như: giải thích vấn đề bàn luận, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đối với vấn đề đó và đưa ra bài học nhận thức chung, cá nhân.
+ Dẫn chứng trong nghị luận xã hội phải là những bằng chứng có thực ngoài đời, đều được mọi người biết đến.
- Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 72 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia sách KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm sách KNTT
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ sách KNTT
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 86 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm sách KNTT
- Soạn bài Thế giới mạng và tôi trang 95 sách KNTT
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 94 Tập 1 sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, nắm chắc nội dung của bài, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác như Toán, Hóa, tiếng Anh....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học lớp 10 Tập 1 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Hồn thiêng đưa đường trang 152 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 151 tập 1 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 58 Tập 1 Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Mùa xuân chín sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Thu hứng sách Kết nối tri thức Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức