Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 70 Tập 1 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 70 Tập 1 sách KNTT được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi cuối bài học, giúp các em dễ dàng soạn Văn 10, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Dưới đây là nội dung chính của bài soạn, các em cùng tham khảo nhé

Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp của thơ ca là sự tinh tế của ngôn từ nghệ thuật. Bởi ngôn từ là phương tiện để người nghệ sĩ sáng tác và truyền tải những tư tưởng nghệ thuật. Ngoài ra, vẻ đẹp của thơ ca còn nằm ở nhịp điệu, cách gieo vần, cách sáng tạo hình ảnh thơ, những biện pháp tu từ, giọng điệu thơ,....

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

Chủ đề (1): Tại sao nên đọc thơ?

- Đọc thơ giúp:

+ Phát triển khả năng tư duy, kết nối ngôn ngữ và cảm xúc

+ Làm phong phú trí tưởng tượng, làm giàu vốn cảm xúc

+ Rèn luyện khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là những ngôn từ nghệ thuật

+ Phát huy năng lực cảm thụ

+ Giúp thư giãn tinh thần

Chủ đề (2): Thế nào là một bài thơ hay?

- Một bài thơ hay có những yếu tố:

+ Giàu cảm xúc

+ Hình thức độc đáo

+ Ngôn từ tinh tế, mới lạ

+ Tư tưởng nghệ thuật sâu sắc

+ Chứa đựng phong cách nghệ thuật của người sáng tác

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Những bài thơ cùng đề tài mùa xuân

+ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử): bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống cùng tâm hồn khát khao giao cảm với cuộc đời của nhà thơ.

+ “Mùa xuân xanh” (Nguyễn Bính): sức sống mùa xuân đậm chất “chân quê”, niềm vui sống, sự chan hoà giữa con người với tạo vật.

+ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): bức tranh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người, thể hiện những ước nguyện cống hiến khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ.

+ “Nguyên tiêu” (Hồ Chí Minh): bức tranh thiên nhiên mùa xuân nơi núi rừng tràn ngập sức sống, thi vị, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan và ý thức trách nhiệm với dân tộc của Bác.

Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Khi cảm nhận và phân tích thơ ca cần lưu ý:

+ Đặc trưng thể loại thơ ca: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, Thơ là nghệ thuật của trí tưởng tượng, Tính cá thể hoá của tình cảm trong thơ, Chất thơ của thơ.

+ cần biết rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tên tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả.

+ Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,.. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,... mới cảm nhận được ý thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.

+ Từ những câu thơ đẹp, ý thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy nhìn xa và lùi lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo gì,...

Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 70 Tập 1 sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần soạn bài chi tiết này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác như Toán, Hóa, tiếng Anh....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10 này nhé.

  • 9 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1