Soạn bài Quê hương – Khi con tu hú: mục C Hoạt động luyện tập

3 lượt xem

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu

a) Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian,…) trong bài thơ. Nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.

………………..

c) Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

2. Luyện tập về câu nghi vấn.

a) Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn …..không nhằm mục đích để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn được dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào?

b) Cho tình huống......

Bài làm:

1. Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu

Những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè trong bài thơ:

- Âm thanh: Tiếng chim tu hú “gọi bầy” - Tiếng ve ngân - Tiếng sáo diều vi vu

-> Gợi âm thanh tươi vui, rộn rã.

- Màu sắc: Màu vàng của cánh đồng lúa chín và những bắp ngô - Màu hồng đào của nắng - Màu xanh của bầu trời

-> Màu sắc sống động, tươi tắn và rực rỡ.

- Hương vị:

+ Mùi của lúa chín

+ Mùi thơm ngọt của trái cây chín trong vườn.

-> Mùi hương thân thuộc, ngọt ngào, gần gũi.

- Không gian: Khoáng đạt, rộng lớn với “trời xanh càng rộng càng cao”; đầy tự do với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

-> Không gian khoáng đạt và đầy tự do.

=> Nhận xét: Qua sáu câu thơ đầu, tác giả Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh ngày hạ bằng thơ tuyệt đẹp, một mùa hạ rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, thật tươi vui và tràn đầy sức sống.

b. Trong 4 câu thơ cuối bài, nhà thơ – nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc bức bối, ngột ngạt, khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh ngục tù tăm tối để trở về cuộc sống tự do..

Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ là biểu tượng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

c. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi

- Giọng điệu thơ tự nhiên, dạt dào cảm xúc.

- Chi tiết nghệ thuật “tiếng chim tu hú” là một sáng tạo độc đáo, tạo điểm nhấn cho bài thơ.

2. Luyện tập về câu nghi vấn.

a. Các câu nghi vấn được dùng với mục đích chào hỏi.

Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: mối quan hệ quen biết, gần gũi, thân mật.

b. Cuộc hội thoại

- A và cô giáo chủ nhiệm:

Cô giáo: - A ơi, cô có một tin vui này muốn báo với em này.

A: - Em chào cô! Là tin gì vậy cô?

Cô giáo : - Kết quả học kì II của em đã tăng 5 bậc so với học kì I rồi đấy.

A : Ôi ! Thật không thưa cô? Em mừng quá ! Em phải báo ngay cho mẹ em mới được. Em cám ơn cô ạ. ( Câu nghi vấn ở đây được sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc bất ngờ, vui mừng).

3. Luyện tập thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

a. Lập dàn ý

A, Mở bài:

Đồ dùng học tập là những vật dụng vô cùng cần thiết để hỗ trợ công việc học tập của mỗi học sinh. Dưới đây là phương pháp làm chiếc hộp đựng bút.

B, Thân bài:

- Vật liệu bao gồm: Một mảnh bìa cứng dài khoảng có kích thước dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 15 cm, giấy màu, kéo, keo dán, dập ghim, hoa khô.

- Cách làm:

+Cuộn tấm bìa cứng thành hình trụ có đường kính khoảng 6cm, dùng dập ghim để cố định.

+ Dùng giấy màu cắt hình bông hoa, sau đó dán lên hình trụ trên.

+ Cắt một miếng bìa hình tròn, dùng keo dán gắn thành đế hộp bút.

- Yêu cầu của sản phẩm: Sản phẩm phải đẹp mắt, gọn gàng, trang trí hài hòa.

C, Kết bài:

Qua việc tự tay làm nên chiếc hộp đựng bút, mỗi bạn học sinh vừa có thể tận dụng được những vật liệu bỏ đi để làm nên chiếc hộp bút hữu dụng, vừa cảm thấy thích thú hơn với sản phẩm được làm theo ý thích của riêng mình.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội