Soạn bài Tức cảnh Pác Bó: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Nhận xét về câu thơ thứ 2 của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có ý kiến cho rằng từ “sẵn sàng” chỉ sự có sẵn của “cháo bẹ rau măng”, nhưng ý kiến khác lại cho rằng đó là sự “sẵn sàng” của tinh thần cách mạng. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
2. Luyện tập về câu cầu khiến
a) Gạch dưới những từ ngữ cầu khiến trong các câu sau và thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của câu thay đổi như thế nào.
……………..
c) So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
3. Luyện tập về văn bản thuyết minh
a) Lập bảng so sánh đặc điểm của văn bản thuyết minh với các loại văn bản đã học trong chương trình
b) Lập dàn bài cho các đề bài sau:
Bài làm:
1. Cả hai ý kiến trên đều hoàn toàn đúng. Thứ nhất, trong điều kiện sống giữa núi rừng chiến khi Việt Bắc, những sản vật như “bẹ”, như “rau”, như “măng” rất đầy đủ và lúc nào cũng có “sẵn”. Nhưng bên cạnh đó, ở đây ta còn có thể hiểu là, dẫu trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng người chiến sĩ cách mạng lúc nào cũng “sẵn sàng” để phục vụ cho cách mạng, phục vụ cho lợi ích dân tộc.
2. a) Những từ cầu khiến trong câu:
(1) Hãy
(2) đi.
(3) đừng
Khi thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ, nghĩa của câu có những sự thay đổi nhất định:
(1) Thêm chủ ngữ: Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
Nghĩa của câu về cơ bản không thay đổi nhưng giúp cho đối tượng tiếp nhận được xác định rõ hơn và đồng thời sắc thái của lời yêu cầu những nhẹ nhàng, tình cảm hơn.
(2) Bớt chủ ngữ: Hút trước đi.
Nghĩa của câu thay đổi: Lời đề nghị trở nên sỗ sàng, bất lịch sự và khiếm nhã.
(3) Thay đổi chủ ngữ: Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?
Nghĩa của câu thay đổi: người nói đã bị loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị.
b) Câu cầu khiến:
(1) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
(2) - Các em đừng khóc.
(3) - Đưa tay cho tôi mau!
- Cầm lấy tay tôi này!
Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu:
- Câu (1): có từ cầu khiến: đi; không có chủ ngữ.
- Câu (2): có từ cầu khiến: đừng, có chủ ngữ: Các em.
- Câu (3): Không có chủ ngữ và từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.
c)
Câu (1) có chủ ngữ Thầy em, ngược lại câu (2) không có chủ ngữ
=> Ý nghĩa cầu khiến của câu (1) nhẹ nhàng, ân cần và tình cảm hơn.
3. Luyện tập về văn bản thuyết minh
- Văn bản tự sự: kể lại, thuật lại sự việc
- Văn bản miêu tả: Vẽ lại sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động
- Văn bản biểu cảm: Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết
- Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề
- Văn bản thuyết minh: Giới thiệu giúp cho người đọc hiếu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và có cái nhìn khách quan về sự vật
b. Lập dàn ý cho các đề bài. Xem tại đây
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Hịch tướng sĩ: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài văn bản thông báo: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Hịch tướng sĩ: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Quê hương – Khi con tu hú giản lược nhất
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Nước Đại Việt ta: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Nhớ rừng – Ông đồ giản lược nhất