Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:
ĐI ĐƯỜNG (Hồ Chí Minh)
a) Dựa vào kết cấu của bài thơ Đi đường (khai – thừa – chuyển – hợp), mối liên hệ lô – gic giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba, hãy hoàn thành bảng sau:
b) Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ.
2. Luyện tập về câu cảm thán
a) Xác định câu cảm thán trong những đoạn trích sau và cho biết vì sao ta nhận biết được đó là câu cảm thán:
d) Hệ thống hóa các đặc điểm về hình thức và chức năng của các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán mẫu:
3. Luyện tập về câu trần thuật
a) Xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:
……………….
d) Viết đoạn văn giới thiệu về một bài thơ của Bác Hồ. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 trong 4 kiểu câu đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến).
Bài làm:
1. a.
- Câu thứ nhất: Có đi đường mới biết đường khó đi, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan.
- Câu thứ hai: Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai trên đường mà người tù phải trải qua
- Câu thứ ba: Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót.
- Câu thứ tư: Lên đỉnh núi cao thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt.
b. Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó trùng điệp của việc đi đường núi nhưng khi lên tới đỉnh cao thì thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt. Nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng và đường đời là con đường đầy chông gai, gian khổ và thử thách, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công.
2. Luyện tập về câu cảm thán
a. Câu cảm thán:
(1)Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!
Dấu hiệu nhận biết: có chứa từ cảm thán : ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
(2) Chao ôi,có biết đâu rằng: hung hăng …… của mình thôi.
Dấu hiệu nhận biết: có chứa từ cảm thán: ôi.
b. Những câu trên đều để bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không thuộc kiểu câu cảm thán vì chúng không mang dấu hiệu hình thức của câu cảm thán.
Nội dung của mỗi câu:
(1) Lời than thân của người nông dân xưa.
(2) Tâm trạng buồn rầu, bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống.
(3) Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt.
c. (1) Con cảm ơn cô biết chừng nào!
(2) Chao ôi! Mặt tời mọc thật đẹp thay!
d. Đặc điểm các kiểu câu
Câu nghi vấn:
Hình thức: Thường có những từ nghi vấn (đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,à, ư, hả, chứ,...) hoặc có từ hay, hay là, hoặc, hoặc là… Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm.
Chức năng: Chức năng chính là dùng để hỏi.Ngoài ra, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc
Ví dụ: - Cậu đã làm bài tập chưa?
Câu cầu khiến
Hình thức: Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến. Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Chức năng: Được dùng để ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo.
Ví dụ: - Ăn đi nào!
- Đừng mở cửa!
Câu cảm thán:
Hình thức: Có từ ngữ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, ….
Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết).
Ví dụ: - Ôi giời ơi! Sao thân tôi lại khổ thế này!
3. Luyện tập về câu trần thuật
a. (1) Cả ba câu đều thuộc kiểu câu trần thuật.
Chức năng:
Câu thứ nhất dùng để kể. hai câu tiếp theo dùng để bộc lộ tình cảm của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
(2) Câu thứ nhất là câu trần thuật – Chức năng: kể
Câu thứ hai là câu cảm thán – bộc lộ cảm xúc
Hai câu tiếp là câu trần thuật – bộc lộ sự biết ơn của Mã Lương.
b. Câu (1) là câu cầu khiến.
Câu (2) là câu nghi vấn.
Câu (3) là câu trần thuật.
Mục đích của cả ba câu dùng để cầu khiến, tuy nhiên, mức độ, sắc thái cầu khiến khác nhau (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).
c. Đặt câu :
- Hứa hẹn : Ngày mai chắc chắn em sẽ đến đúng giờ.
- Xin lỗi : Em chân thành xin lỗi cô.
- Chúc mừng : Em chúc cô có một ngày Nhà giáo vui vẻ.
- Cảm ơn : Mình cảm ơn món quà của cậu nhé.
- Cam đoan : Tôi xin cam đoan những điều tôi nói trên đây là đúng.
d. Viết đoạn văn
Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Một di sản văn hóa quý giá mà Bác để lại là tập thơ Nhật kí trong tù. Trong tập thơ, Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu, nổi bật cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng văn học xuất chúng của Người. Bài thơ là sự kết hợp đặc sắc giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Đừng quên đọc bài thơ Ngắm trăng để biết thêm một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
- Câu cầu khiến: Đừng quên đọc bài thơ Ngắm trăng để biết thêm một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
- Các câu còn lại là câu trần thuật.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Ôn tập văn nghị luận: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục giản lược nhất
- Soạn bài Quê hương – Khi con tu hú: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Bàn luận về phép học giản lược nhất
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Tức cảnh Pác Bó: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Chiếu dời đô: mục D Hoạt động vận dụng