Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
2. Tìm hiểu văn bản
a, Lớp kịch gồm mấy cảnh? Hãy tóm tắt nội dung của từng cảnh
………………
e) Những lí do nào khiến cho càng về sau lớp kịch càng trở nên sôi động và lôi cuốn? Hãy chọn phương án đúng.
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Lớp kịch gồm hai cảnh:
+ Cảnh 1 là lời thoại của ông Giuốc - đanh và bác phó may
+ Cảnh sau là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc - đanh và tay thợ phụ
b. - Tính cách học đòi làm sang và sự ngu dốt, thiếu hiểu biết của ông Giuốc – đanh được thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may:
+ Chuyện về đôi bít tất, bộ tóc giả, lông đính mũ và bộ lễ phục với bông hoa ngược. Ông giuốc – đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó, vì muốn học đòi làm sang nên ông ấy đồng ý với ý kiến của bác phó may. Để được coi là quý phái, ông Giuốc-đanh ưng thuận mặc áo ngược hoa. Ông giuốc – đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ lại hướng ông tới bộ lễ phục là ông quên ngay.
- Tính cách trưởng giả của ông Giuốc – đanh: Thợ phụ gọi ông là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc say sưa và có cảm giác trở thành quý phái. Thợ phụ liên tiếp nịnh nọt và được ông Giuốc – đanh thưởng tiền. Khi không tôn minh lên nữa thì nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Rõ ràng, ông muốn mua danh nhưng cũng sợ mất nhiều tiền, ông chỉ dừng ở tiếng Đức ông để giữ lại tiền và cũng là để giữ lấy cải bản chất tham tiền và hà tiện của ông!
- Thợ phụ là kẻ hay xu nịnh, trục lợi vì thế liên tiếp gọi ông Giuốc – đanh là ông lớn để moi tiền của ông.
- Bác phó may thật cao tay, nhanh trí khi đã đánh lạc hướng ông Giuốc – đanh về việc ăn bớt vải may hay là về bông hoa thuê ngược.
c. Qua việc khắc họa những tính cách đó, Mô - li - e không chỉ đem đến cho người đọc những tiếng cười hài hước mà còn thể hiện thái độ phê phán, chế giễu sâu cay và giá trị: phê phán, những thói rởm cả trong tầng lớp quý tộc, cả trong bọn giả danh của giai cấp tư sản, bọn trưởng giả muốn học làm sang, và đứng về phía nhân dân tỉnh táo (tức khán giả) để chửi thẳng vào bọn dối nát, ngu xuẩn đó.
d. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện:
Ông Giuốc-đanh hám danh đến mức cứ cái gì dính líu đến quý tộc là ông mê và làm theo ngay, thể hiện rất rõ trong việc học đòi cách ăn mặc của những bậc quý phái. Khi nghe bác phó may bịa ra chuyện những người quý phái đều mặc áo ngược hoa hết thì ông đã tin ngay và ưng thuận mặc áo ngược hoa.
- Ở cảnh sau, tính cách trưởng giả học làm sang của ông tiếp tục bị đám thợ phụ lợi dụng:
Khi, tay thợ phụ tôn ông Giuốc-đanh là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng cứ mặc lễ phục vào là nghiêm nhiên trở thành quý phái. Chúng tiếp tục xu nịnh ông bằng những danh xưng Ông lớn, Cụ lớn, Đức ông! Ông Giuốc-đanh lấy làm khoái chí và liên tục móc tiền để ban thưởng.
e. Đáp án đúng: (1) (2) (3) (4)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Ôn tập văn nghị luận: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục giản lược nhất
- Soạn bài Quê hương – Khi con tu hú: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Bàn luận về phép học giản lược nhất
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Tức cảnh Pác Bó: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Chiếu dời đô: mục D Hoạt động vận dụng