Soạn bài Chương trình địa phương: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu các vấn đề của địa phương

a) Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các em đã học những văn bản nhật dụng nào? Các văn bản ấy đặt ra những vấn đề gì?

…………..

2. Từ ngữ xưng hô địa phương

a) Từ ngữ xưng hô là gì? Liệt kê một số từ ngữ xưng hô ở địa phương em theo gợi ý

Bài làm:

1. Tìm hiểu các vấn đề của địa phương

a. 3 văn bản nhật dụng

Văn bản “Thông tin về Trái Đất năm 2000” đặt ra vấn đề về môi trường, kêu gọi cộng đồng ý thức được tác hại của bao bì ni lông, từ đó có những hành động thiết thực.

Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” đặt ra vấn đề tệ nạn ma túy, thuốc lá, là vấn đề đáng để xã hội suy ngẫm, phải làm sao để đẩy lùi căn bệnh “ôn dịch” này.

Văn bản “Bài toán dân số” đặt ra vấn đề về dân số và tương lai loài người., văn bản đặt ra những tiếng chuông báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số.

b. Trong cuộc sống hiện nay, đây đều là những vấn đề nóng hỏi, bức thiết, ảnh hưởng đến đời sống và cần sựu quan tâm của toàn xã hội.

c. Trong những vấn đề trên, vấn đề về môi trường là cấp thiết nhất tại địa phương em. Bởi môi trường hiện nay ngày càng trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người.

d. Ngoài các vấn đề nêu trên, còn một số vấn đề khác ở địa phương cần phải lưu ý:

+ Vấn đề an toàn giao thông của người dân.

+ Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán…

- Ví dụ về vấn đề: Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh.

- Thực trạng của vấn đề: Vô số quán cà phê, quán nhậu, quán ăn, bãi giữ xe, hàng rong,... đã lấn chiếm, chiếm dụng phần diện tích vỉa hè, lòng đường để phục vụ mục đích kinh doanh, buôn bán.

- Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tôn trọng phần tài sản đất đai chung của người dân chưa cao.

+ chính quyền địa phương lỏng lẻo và thiếu nghiêm khắc trong việc quản lí.

+ Mức xử phạt cho các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

- Dự đoán hậu quả:

+ gây cản trở giao thông, gây khó khăn cho các phương tiện qua lại và không còn lối cho người đi bộ.

+...

- Đề xuất giải pháp:

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân.

+ Ban quản lí địa phương cần thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác sử dụng vỉa hè, lòng đường của người dân.

+ Mức xử phạt cần cứng rắn và nghiêm khắc hơn để đủ sức răn đe

2. Từ ngữ xưng hô địa phương

a. Từ ngữ xưng hô gồm các loại: đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp.

Một số từ ngữ xưng hô (chú ý liệt kê phù hợp theo địa phương mình sinh sống).

- Từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc :mày, con, cháu, bạn, cậu, ...

- Đại từ nhân xưng : tao, ta, mình, tớ, cháu,...

- Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: thầy, cô, sếp, .

b. Một số từ ngữ xưng hô của người miền nam: ba, má, tui, tía, thày, o, dượng, ...

c. Các từ ngữ xưng hô trong những đoạn trích trên: mẹ, thằng, u, ta, bầm, con, mế.

+ Từ ngữ toàn dân: mẹ, thằng, ta, con

+ Từ ngữ địa phương: u, bầm, mế

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các đoạn trích tạo ra một sắc thái, đặc trưng riêng, một màu sắc riêng cho nhân vật người mẹ, rất độc đáo và thú vị.

  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021