Soạn bài Ôn tập: mục C Hoạt động vận dụng
C. Hoạt động vận dụng
1. Từ hình tượng nhân vật Đôn – ki – hô – tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em rút ra kinh nghiệm gì về việc đọc sách?
…………
6. Từ dàn ý đã lập, chọn một luận điểm để viết thành đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Bài làm:
1. Đầu tiên là cần phải chọn sách tốt để đọc. Khi đọc sách cần có sự chọn lọc thông tin, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, gắn liền với thực tiễn, đùng để bản thân đắm chìm vào trong những trang sách đến mức mê muội, hoang tưởng.
2. Ở tác phẩm Đi bộ ngao du, cách hành văn của tác giả rất từ tốn, hồn nhiên, thoải mái, không có gì nặng nề, áp đặt. Giọng văn đặc biệt này khiến "Đi bộ ngao du" tựa như một cuộc đàm đạo, một thiên phiếm luận vậy.
3. Tính thống nhất của văn bản qua đoạn trích Hai cây phong:
Chủ đề văn bản: Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku –rêu.
Nhan đề “Hai cây phong” của văn bản cũng thể hiện chủ đề đó.
Tất cả những nội dung, các phần của văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó. Nhiều câu văn nói về hình ảnh hai cây phong:
+ “Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. …. tìm hai cây phong thân thuộc ấy. "
+ Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
+ "Hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu"
…
4. Viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về phần văn học nước ngoài . Xem tại đây
5. Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một đoạn trích Chiếc lá cuối cùng. Xem tại đây
6. viết thành đoạn văn nghị luận
“Chiếc lá cuối cùng” là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, tạo nên điểm nhấn và dấu ấn cho tác phẩm. Khi mà Giôn – xi đã chấp nhận buông xuôi số phận, cô chỉ chờ chiếc lá thường xuân cuối cùng kia rớt xuống là cũng sẽ từ bỏ cuộc sống này. Thế nhưng cụ họa sĩ già Bơ – men lại không chấp nhận suy nghĩ tàn nhẫn ấy của cô. Trong "trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm", dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn, cụ Bơ – men đã dồn hết tâm huyết của mình vào việc vẽ lên tường một chiếc lá thường xuân dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn. Chiếc lá đã đưa Giôn-xi từ cõi chết trở về. Còn với cụ Bơ – men, cuối cùng cụ đã thực hiện được ước nguyện cả đời của mình – "Một ngày nào đó, ta sẽ vẽ nên một kiệt tác”. “Chiếc lá cuối cùng” thực sự là một kiệt tác – một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, một tác phẩm sống mãi với thời gian, một kiệt tác được ra đời trong thầm lặng và sinh ra bởi tình người.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài văn bản thông báo: mục C Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Tức cảnh Pác Bó: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Chiếu dời đô: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài văn bản thông báo: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Văn bản tường trình giản lược nhất
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Tức cảnh Pác Bó: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Ôn tập: mục C Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục A Hoạt động khởi động