Viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
4. Viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
Bài làm:
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về chương trình Ngữ văn lớp 8 và phần văn học nước ngoài trong chương trình.
Thân bài:
- Giới thiệu cụ thể về tên văn bản và tác giả của những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 8 bao gồm: Cô bé bán diêm (Đan Mạch, An-đéc- xen), Chiếc lá cuối cùng (Mĩ, O Hen- ri), Đánh nhau với cối xay gió (Tây Ban Nha, trích “Đôn ki -hô- tê”, Xéc- van- tét), Hai cây phong (Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây, trích “Người thầy đầu tiên”, Ai- ma- tốp.)
- Trình bày cụ thể về tác giả, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8:
+ Cô bé bán diêm:
- Tác giả An- đéc- xen: An-đéc-xen sinh năm 1805 và mất năm 1875 – là một nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những loại truyện cổ tích viết cho trẻ em.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Nội dung: Khơi gợi lòng thương cảm đối với những em bé bất hạnh, thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhân hậu.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố mộng tưởng và hiện thực trong tác phẩm.
+ Chiếc lá cuối cùng:
- Tác giả O-Hen-ri: O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,…
- Thể loaị: Truyện ngắn
- Nội dung: Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau. Sức mạnh của tình yêu cuộc sống đã chiến thắng bệnh tật. Sức mạnh và giá trị của nghệ thuật chân chính.
- Nghệ thuật: Kết cấu truyện đảo ngược tình huống hai lần.
- Xây dựng tình tiết truyện hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.
- + Hai cây phong:
- Tác giả Ai – ma – top: Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan.
- Thể loại: Tiểu thuyết
- Nội dung: Câu chuyện mang đến cho độc giả nhiều cảm xúc với tình yêu quê hương da diết qua hình tượng hai cây phong và người thầy, người đã chắp cánh cho những ước mơ của lũ học trò nhỏ.
- Nghệ thuật: Thứ tự kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại, cách kể chuyện khéo léo, tinh tế, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Đánh nhau với cối xay gió:
- Thể loại: Tiểu thuyết
- Nội dung: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn- ki –hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội
- Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật
- Có giọng điệu phê phán, hài hước.
Kết bài: Khái quát và đánh giá chung về phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 8.
Xem thêm bài viết khác
- Phần mở đầu văn bản tường trình gồm những nội dung gì?
- Tác phẩm Cô bé bán diêm kết thúc có hậu không? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ.
- Viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
- Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?
- Chính quyền thực dân đã “ghi nhớ công lao” và “đền đáp” những hi sinh của người dân thuộc địa như thế nào? Qua đó tác giả muốn bày tỏ điều gì?
- Nếu phải viết một bài tập làm văn giải thích vì sao con người cần phải sống có trách nhiệm, em sẽ lựa chọn những luận điểm nào dưới đây :
- Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:
- Theo em, trong số các vấn đề đặt ra ở những văn bản nhật dụng đã học, vấn đề nào là cấp thiết nhất đối với địa phương em? Vì sao?
- Hoàn thành bảng theo gợi ý sau để thấy được những nét đặc sắc về giọng điệu của bài Hịch tướng sĩ:
- Phân tích tính thống nhất của văn bản thể hiện qua đoạn trích Hai cây phong và đi bộ ngao du.
- Soạn văn 8 VNEN bài 21: Chiếu dời đô