Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình.
C. Hoạt động luyện tập
1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?
Bài làm:
Trong Chiếu dời đô có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình không những không gây mâu thuẫn mà còn giúp cho bài chiếu càng tăng thêm sức thuyết phục. Quyết định dời đô là một quyết định trọng đại, mang tính bước ngoặt của cả một dân tộc. Vì vậy, việc nhà vua khi viết có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, đặc biệt việc kết thúc bài chiếu với câu hỏi: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" vừa có tính chất ban bố, lại vừa có tính chất đối thoại, thăm dò ý kiến của quần thần. Điều này xóa nhòa đi khoảng cách giữa bậc quân vương với bách gia trăm họ, dễ tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Từ đó mà vua – tôi dễ đồng lòng quyết tâm xây dựng đất nước thịnh vượng và vững mạnh, huy hoàng.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Soạn Văn 8: Thiên đô chiếu
- Xác định câu cảm thán trong những đoạn trích sau và cho biết vì sao ta nhận biết được đó là câu cảm thán:
- Soạn Văn 8 VNEN bài 27: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Soạn Văn 8
- Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (làm tại lớp).
- Nêu ba tình huống cần phải viết văn bản thông báo ở trường em.
- Liên hệ với thực tế học tập của bản thân, hãy chỉ ra một số phương pháp học tập mà em cho là hiệu quả nhất và giải thích lí do.
- Qua bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, em nhận thấy ...
- Những văn bản trên có điểm nào giống và khác nhau về hình thức và nội dung?
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
- Câu thơ thứ ba tạo nên bước chuyển về cảm xúc thơ như thế nào?
- Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?
- Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.