Soạn Văn 8 VNEN bài 27: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Soạn Văn 8

  • 1 Đánh giá

Soạn văn bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận trang 74 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Cùng suy nghĩ, trao đổi và trả lời những câu hỏi sau:

Em hiểu thế nào là yếu tố tự sự?

Thế nào là yếu tố miêu tả?

Nói từ 3 – 4 câu có sử dụng yếu tố tự sự hoặc miêu tả bàn về tác dụng của một hoạt động thể thục thể thao.

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu các yếu tố tự sự trong văn nghị luận

a) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Sau nữa, việc săn bắt thứ "vật liệu biết nói" đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là "chế độ lính tình nguyện" (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn.

Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở […] thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.

Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: "đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra".

[…] Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hy sinh "cho Tổ quốc", đã trịnh trọng tuyên bố rằng:

"Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến dâng xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ".

Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân "tấp nập" và "không ngần ngại"?

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

(1) Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn trích.

(2) Các yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa cảnh bắt lính tàn ác và sự ngụy biện, giả dối của thực dân Pháp?

(3) Em có nhận xét gì về sức thuyết phục của đoạn văn nếu lược bỏ những yếu tố tự sự và miêu tả đó?

=> Xem hướng dẫn giải

b. Bài văn nghị luận vẫn cần các yếu tố tự sự, miêu tả. Sau đây là những nhận xét, về tác dụng của những yếu tố này. Hãy cho biết nhận xét nào là đúng, nhận xét nào là sai?

Nhận xét

Đúng

Sai

(1) Các yếu ố tự sự, miêu tả có vai trò quan trọng, chính yếu trong bài văn nghị luận

Đ

S

(2) Các yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho nội dung nghị luận trở nên rõ ràng, sinh động, đầy sức thuyết phục

Đ

S

(3) Người viết cần sử dụng các yếu tố tự sự

Đ

S

(4) Nên chú ý để việc sử dụng những yếu tố tự sự và miêu tả không phá vỡ mạch nghị luận của bài viết

Đ

S

=> Xem hướng dẫn giải

c. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Các dân tộc anh em trên đất nước ta đã sẵn sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Có truyện đã trở thành trường ca lớn, như Đam Săn, Xinh Nhã v.v… Riêng Chàng Trăng của dân tộc Mơ-Nông và Nàng Han của dân tộc Thái là hai truyện có nhiều nét rất giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.

Mẹ chàng trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên(a) đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào một mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

Còn nàng Han là một cô gái thông minh dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc(b) của nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hóa thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thanh gươm nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy, hằng năm đến ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội rước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bờ tắm. Và trên dãy núi Pu-keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở chân rừng, gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh.

So sánh với những truyện nói trên, chúng ta thấy truyện Thánh Gióng thực sự là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ.

(Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng)

1. Chỉ ra những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.

2. Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?

3. Có ý kiến cho rằng nhờ những yếu tố tự sự, miêu tả mà nội dung luận điểm nêu trong đoạn trích trở nên cụ thể , rõ ràng đáng tin cậy. Em có đồng ý không? Tại sao?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Đọc hiểu và lựa chọn trật tự trong câu.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(1) Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà vẫn giữ được nghĩa cơ bản của câu?

(2) Nhận xét vế sự thay đổi sắc thái biểu cảm (của các câu đã thay đổi đó) so với câu in đậm trong đoạn trích

=> Xem hướng dẫn giải

b. Lựa chọn những từ, cụm từ sau: một câu, nhiều câu, nhiều cách, lựa chọn linh hoạt, thích hợp để điền vào chỗ trống cho phù hợp để hoàn thiện những lưu ý về lựa chọn trật tự từ:

Trong................ có thể có................... sắp xếp trật tự từ, ..............đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết............. trật tự từ......... với yêu cầu giao tiếp.

=> Xem hướng dẫn giải

c. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(1) Trật tự từ trong những phần in đậm trên thể hiện điều gì?( Chú ý tới trình tự các hoạt động thể hiện ý nghĩa và sắc tháo biểu cảm như thế nào?)

(2) Nếu trật tự từ được sắp xếp lại như sau thì nội dung ý nghĩa có thay đổi gì? Có nên thay đổi trật tự từ như vậy hay không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

d. Sau đây là những lưu ý về tác dụng của trật tự từ của câu. Hãy khoanh tròn vào (Đ) hoặc sai (S) với từng nhận xét:

Trật tự từ trong câu

Đúng

Sai

(1)Thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật, sự việc,… thứ tự trước, sau của sự vật, sự việc,…

Đ

S

(2)Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng

Đ

S

(3) Có tác dụng liên kết với những câu khác ( thường là liền trước hoặc liền sau) trong đoạn văn

Đ

S

(4) Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói, tạo hình, nhịp điệu cho câu

Đ

S

(5)Cho thấy khả năng quan sát của người nói, người viết

Đ

S

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập.

1. Kiểm tra văn

Đề bài tham khảo.

Nay các ngươi nhìn chù nhục mà không biết lo....các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát[3]. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai[4]. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! [5] Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị phát quật; chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, mà đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận[6]. Lúc ấy, các ngươi dẫu muốn vui chơi phỏng có được không?[7]

a. Hãy viết khoảng 3-4 câu khái quát nội dung chính của đoạn trích

b. Nhận xét về tác dụng của yếu tố biểu cảm trong câu 4 của đoạn trích

c. Câu nghi vấn 7 ở cuối đoạn để làm gì?

d. Sau đây là ý kiến của hai bạn An và Liên về ddaonj trích này. Ý kiến của em như thế nào? Viết một đoạn văn từ 8-10 câu trình bày ý kiến của em.

An: - Đoạn trích thật là hay, bởi qua đó ta hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc của Trần Quốc Tuấn

Liên: - Mình thấy đoạn trích này hay, bởi nghệ thuật thuyết phục quân sĩ thật tài tình của Trần Quốc Tuấn

=> Xem hướng dẫn giải

2. Viết đoạn văn/bài văn có yếu tố tự sự, miêu tả

Cho đề bài sau:

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang) bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đế:" Những điều chúng em mong muốn ở thầy cô"

a. Lập dàn bài cho dàn ý trên

b. Xác định một số yếu tố tự sự, và miêu tả có thể đưa vào đoạn văn, chú ý sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả

c, Chọn một luận điểm để viết thành một đoạn văn, chú ý sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả

=> Xem hướng dẫn giải

3. Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:

(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

(2) Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

(3)

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

(Tố Hữu, Ta đi tới)

(4) Mua mấy xu chè tươi với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước miếng trầu tươm tất chứ.

(Nam cao, Một đám cưới)

=> Xem hướng dẫn giải

4. Hãy viết 3-4 câu văn chú ý sắp xếp trật tự từ theo các mục sau: thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật, sự việc; thể hiện thứ tự trước sau của sự vật, sự việc; đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng.

2. Tìm ví dụ và phân tích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu theo các ý:

  • Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
  • Liên kết câu văn với những câu khác trong băn bản
  • Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Sưu tầm một số câu văn câu thơ, câu ca dao tục ngữ có cách sắp xếp trật tự từ độc đáo.

=> Xem hướng dẫn giải

Soạn Văn 8 VNEN bài 27: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt.

  • 518 lượt xem
Chủ đề liên quan