Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:
3. Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:
(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
(2) Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
(3)
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…
(Tố Hữu, Ta đi tới)
(4) Mua mấy xu chè tươi với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước miếng trầu tươm tất chứ.
(Nam cao, Một đám cưới)
Bài làm:
(1) Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự trước sau của hành động nhấn mạnh ý nghĩa của tre hơn.
(2) Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử.
(3)
- Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhằm nhấn mạnh niềm vui trước sự rạng ngời, tươi đẹp của non sông sau ngày giải phóng.
- Từ" hò ô "được đảo lên trước tiếng hát để hiệp vần với từ" sông Lô" trước đó nhằm tạo ra âm hưởng kéo dài, gợi ra sự mênh mông của sông nước=> đảm bảo sự hài hoà về âm điệu cho thơ.
(4) Đây là nói nhằm nói rõ về ý nghĩa cho người ta hiểu vế trước. Mua về làm gì? bổ sung ý nghĩa
Xem thêm bài viết khác
- Tác phẩm Cô bé bán diêm kết thúc có hậu không? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Theo em, thế nào là hài kịch?
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong truyện Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa gì?
- b) Hãy viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích bộc lộ tình cảm, ...
- Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (làm tại lớp).
- Tìm ví dụ và phân tích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu theo các ý:
- Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn, Đi đường, Ngắm trăng, Khi con tu hú
- Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?
- Qua bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, em nhận thấy ...
- Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có điểm gì giống và khác nhau?
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Chỉ ra những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.