Từ dàn ý đã lập, chọn một luận điểm để viết thành đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
6. Từ dàn ý đã lập, chọn một luận điểm để viết thành đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Bài làm:
“Chiếc lá cuối cùng” là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, tạo nên điểm nhấn và dấu ấn cho tác phẩm. Khi mà Giôn – xi đã chấp nhận buông xuôi số phận, cô chỉ chờ chiếc lá thường xuân cuối cùng kia rớt xuống là cũng sẽ từ bỏ cuộc sống này. Thế nhưng cụ họa sĩ già Bơ – men lại không chấp nhận suy nghĩ tàn nhẫn ấy của cô. Trong cái “đêm khủng khiếp” ấy, trong "trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm", dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn, cụ Bơ – men đã dồn hết tâm huyết của mình vào việc vẽ lên tường một chiếc lá thường xuân dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn. Màu xanh pha trộn với màu vàng, tạo nên chiếc lá thường xuân xanh non mơn mởn y như thất. Chiếc lá ấy buổi sáng ngày hôm sau đã trở thành “cái phao cứu sinh” của cô bé Giôn – xi. Nó đã thắp lại ánh sáng về hi vọng, về sự sống trong tâm hồn khô cằn và tuyệt vọng của công. Chiếc lá đã đưa cô từ cõi chết trở về. Còn với cụ Bơ – men, cuối cùng cụ đã thực hiện được ước nguyện cả đời của mình – "Một ngày nào đó, ta sẽ vẽ nên một kiệt tác”. “Chiếc lá cuối cùng” thực sự là một kiệt tác – một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, một tác phẩm sống mãi với thời gian, một kiệt tác được ra đời trong thầm lặng và sinh ra bởi tình người. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người.
Xem thêm bài viết khác
- Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình.
- Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bàn luận về phép học đều thể hiện những khát vọng cao cả, mãnh liệt của người viết.
- Đọc phần giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù và nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đề từ của tập nhật kí:
- Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào
- Dựa và dàn ý đã lập về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích (mục 3, Hoạt động luyện tập), hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh khoảng 300 chữ.
- Câu nào sau đây nêu lên luận điểm chung giữa các văn bản trên?
- Ôn tập văn học Việt Nam - Phần thơ trữ tình Soạn Văn 8
- Đọc những đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
- Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được trình tự lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học”.
- . So sánh hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn sau đây:
- Phân tích tính thống nhất của văn bản thể hiện qua đoạn trích Hai cây phong và đi bộ ngao du.
- Hoạt động khởi động