Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Chỉ ra những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.
c. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Các dân tộc anh em trên đất nước ta đã sẵn sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Có truyện đã trở thành trường ca lớn, như Đam Săn, Xinh Nhã v.v… Riêng Chàng Trăng của dân tộc Mơ-Nông và Nàng Han của dân tộc Thái là hai truyện có nhiều nét rất giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
Mẹ chàng trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên(a) đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào một mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.
Còn nàng Han là một cô gái thông minh dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc(b) của nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hóa thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thanh gươm nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy, hằng năm đến ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội rước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bờ tắm. Và trên dãy núi Pu-keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở chân rừng, gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh.
So sánh với những truyện nói trên, chúng ta thấy truyện Thánh Gióng thực sự là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ.
(Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng)
1. Chỉ ra những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.
2. Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?
3. Có ý kiến cho rằng nhờ những yếu tố tự sự, miêu tả mà nội dung luận điểm nêu trong đoạn trích trở nên cụ thể , rõ ràng đáng tin cậy. Em có đồng ý không? Tại sao?
Bài làm:
1. Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên:
Yếu tố tự sự:
- Trong chuyện chàng Trăng: Là những chi tiết kể lại chuyện mẹ chàng Trăng nằm mơ, đẻ ra chàng và chuyện chàng giết tên bạo chúa rồi biến vào mặt trăng.
- Trong chuyện nàng Han: Là những chi tiết kể lại chuyện nàng Han đánh giặc ngoại xâm và sau đó là hóa ra tiên, tắm rửa rồi về trời.
Yếu tố miêu tả:
- Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực.
- Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao.
- Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc.
- Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc.
- Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng.
2. Tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy là vì mục đích chính của văn bản là nhằm khẳng định các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi rõ luận điểm này.
3. Em đồng ý với ý kiến trên nội dung đoạn trích trở nên rõ ràng hơn. Thông qua những câu chuyện ngắn kể lại về chàng Trăng, nàng Han hay như lấy Thánh Gióng làm dẫn chứng làm sáng tỏ rõ luận điểm: các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp
Xem thêm bài viết khác
- Những văn bản trên có điểm nào giống và khác nhau về hình thức và nội dung?
- Soạn văn 8 VNEN bài 20: Ngắm trăng – Đi đường
- Trong hai câu thơ đầu, tâm trạng của thi nhân trước cảnh đẹp đêm trăng được bộc lộ ra sao?
- Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
- Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
- Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài văn nghị luận có tác dụng gì?
- Tưởng tượng trong một giấc mơ, em được gặp vua Lí Công Uẩn. Hãy giới thiệu với nhà vua về Thủ đô Hà Nội ngày nay.
- Từ những hiểu biết của em về vai xã hội, hãy bình luận về cách ứng xử của các nhân vật trong đoạn trích sau:
- Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc.
- Văn bản thông báo có gì giống và khác văn bản tường trình