Soạn văn 8 VNEN bài 5: Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự
Giải bài 5: Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 38. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Tìm các từ ngữ có cùng nghĩa nhưng được sử dụng ở các vùng miền khác nhau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương
a. Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
(Hồ Chí Minh)
- Mặt trời của bắp thì nằm trên Đồi
Mặt trời của mẹ, Em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
- Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
(Bằng Việt)
b. Trong các từ in đậm trên, những từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến toàn dân ?
c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân:
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là những từ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
2. Tìm hiểu về biệt ngữ xã hội
a. Tìm những từ ngữ chỉ mẹ trong đoạn trích sau và giải thích sự khác nhau trong việc sử dụng những từ ngữ đó(tham khảo chú thích văn bản Trong lòng mẹ):
Nhưng đời nào tình thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm...... mợ cháu cũng về.
b. Thực hiện yêu cầu dưới đây:
(1) Nêu ý nghĩa của từ in đậm:
Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài kiểm tra
Trúng tủ, cậu ta nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp
(2) Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ in đậm trên đấy?
c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biêt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân:
Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất đinh.
d. Thảo luận để trả lời các câu hỏi: chỉ nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội trong các tình huống nào? Vì sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
e. Giải thích tại sao trong các ví dụ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
Ví dụ | Giải nghĩa từ |
Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình Trị thiên Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí Thưa trong nớ hiện chứ vô cùng gian khổ Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri | Môi: nào Bầy tui: chúng tôi Ví: với Nớ: ấy, đó, đấy Hiện chừ: bây giờ Ra ri: như thế này (đó là biệt ngữ địa phương Quảng Trị, Bình Trị, Thừa thiên Huế) |
Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm. | Cá: ví tiền Dầm thượng: túi áo trên Mõi: lấy cắp ( đó là biệt ngữ xã hội) |
3. Tóm tắt văn bản tự sự
a. Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Ghi lại đầy đủ chi tiết của văn bản tự sự
- Ghi lại một cách ngắn gọn đầy đủ nội dung chính của văn bản tự sự
- Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự
- Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự
b.Đọc văn bản tóm tắt dưới đây và trả lời câu hôi:
Vua Hùng thứ mười tám có người con gái xinh đẹp... thất bại
(1) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào, có nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt hay không?
(2) Văn bản được tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vât, sự việc,...).
c. Sắp xếp lại các ý sau theo trình tự hợp lí về các bước tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản
- Viết thành văn bản tóm tắt
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt
- Sắp xếp các nội dung cần tóm tắt theo trình tự hợp lí
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
a. Tìm các từ ngữ địa phương nơi em đang ở hoặc bùng khác mà em biết và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng (theo mẫu)
STT | Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
1 | Má, u, bầm | Mẹ |
2 |
b. Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh và của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ địa đó. Viết vào phiếu học tập
Từ nghĩa của tầng lớp học sinh | Từ ngữ | Nghĩa |
Ngỗng | Điểm 2 | |
Từ ngữ của tầng lớp | ||
c. Xác nhận tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương
(Đánh dấu X vào cột nên hoặc không nên trong văn bản)
Tình huống | Sử dụng từ ngữ địa phương | |
Nên | Không nên | |
Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương | ||
Người nói chuyện với mình là người địa phương khác | ||
Khi phát biểu ý kiến với lớp | ||
Khi làm bài tập làm văn | ||
Khi viết về đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo | ||
Khi nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng việt |
2. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
a. Dựa vào truyện Lão Hạc sắp xếp các sự việc được liệt kê dưới đây theo diễn biến của các câu chuyện
STT | Sự việc | Các điều chỉnh |
Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”. | ||
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. | ||
Lão mang tiền dành dụm được gửi óng giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. | ||
Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. | ||
Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó. | ||
Cuộc sống mỏi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. | ||
Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội. | ||
Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. | ||
Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo |
b. Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Em thấy cần bổ sung hay bỏ bớt sự việc nào?
c. Tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng.
D. Hoạt động vận dụng
1. Liệt kê những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm và ghi lại một số câu thơ, ca dao, hò vè của địa phương em
2. Em nhận xét gì về cách tóm tắt văn bản khi đọc đoạn tóm tắt truyện Dễ Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài dưới đây?
Truyện Dế mèn phưu lưu kí gốm 10 chương..............hưởng ứng nhiệt liệt