Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương
a. Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
(Hồ Chí Minh)
- Mặt trời của bắp thì nằm trên Đồi
Mặt trời của mẹ, Em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
- Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
(Bằng Việt)
b. Trong các từ in đậm trên, những từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến toàn dân ?
c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân:
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là những từ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Bài làm:
a. Nghĩa của các từ " bắp , bẹ , ngô " là : cây lương thực, thân thẳng, quả có dạng hạt tụ lại thành bắp ở lưng chừng thân, hạt dùng để ăn .
b.
- "bẹ" là từ ngữ địa phương (miền Bắc)
- "bắp" là từ ngữ địa phương (miền Nam)
- "ngô" là từ ngữ toang dân được dùng phổ biến , rộng rãi.
c, Sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân là ở phạm vi sử dụng:
- Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Từ ngữ toàn dân là từ được mọi người hiểu và sử dụng rộng rãi và phổ biến
Xem thêm bài viết khác
- Nêu ý nghĩa của từ in đậm trong các câu văn, đoạn văn dưới đây:
- Chọn 1 chủ đề gần gũi với cuộc sống của em để lập dàn ý và làm bài văn thuyết minh về chủ đề đó.
- Văn bản trên về đối tượng nào? Đối tượng này được trình bày theo trình tự nào trong các đoạn văn trên? Theo em có thể thay đổi được trình tự trong đoạn văn này không, vì sao?
- Nhân vật người kể chuyện xưng " chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?
- Đặt câu về các sản phẩm của một nhà văn địa phương trong danh sách em đã sưu tầm được trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép
- Tìm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác
- Chỉ ra ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
- Dựa vào truyện Lão Hạc sắp xếp các sự việc được liệt kê dưới đây theo diễn biến của các câu chuyện
- Viết bài tập làm văn số 1 (làm tại lớp)-Văn tự sự. Tham khảo các đề sau: Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi; Đề 2: Tôi thấy mình đã lớn khôn
- Từ những hiểu biết về văn thuyết minh, em hãy giới thiệu với bạn bè về một loài cây hoặc một món ăn nổi tiếng của quê hương em
- Nêu ý nghĩa của nhan đề Đánh nhau với cối xay gió
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này ( nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm)