Nhân vật người kể chuyện xưng " chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?
c. Nhân vật người kể chuyện xưng " chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?
Bài làm:
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng " chúng tôi" có hai đoạn :
- Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
- Đoạn dưới nói đến " thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng " mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao.
Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Ngòi bút đậm chất hội họa :
- Tính chất của hội họa được thể hiện trên hai phương diện màu sắc và đường nét :
- Đường nét :
- Đất rộng bao la
- Dải thảo nguyên hoang vu
- Những dòng sông tận chân trời
- Những đám mây, những đồng cỏ. Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
- Màu sắc :
- Màu trắng của làn sương mờ đục
- Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
- Màu bạc lấp lánh của những con sông.
= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).
Xem thêm bài viết khác
- Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nahu bằng những cách nào?
- Viết một văn bản thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong đoạn trích chiếc lá cuối cùng
- Văn bản trên về đối tượng nào? Đối tượng này được trình bày theo trình tự nào trong các đoạn văn trên? Theo em có thể thay đổi được trình tự trong đoạn văn này không, vì sao?
- Giải thích tại sao trong các ví dụ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
- Phân tích những nét hay và dở trong tính cách nhân vật Đôn ki hô tê; chứng minh những mặt tốt và mặt xấu của nhân vật Xan-chô Pan-xa
- Thảo luận để trả lời các câu hỏi: chỉ nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội trong các tình huống nào?
- Xác nhận tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương
- Tìm và phân tích giá trị của các từ tượng hình tượng thanh trong các câu văn dưới đây:
- Soạn văn 8 VNEN bài 10: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Đọc các câu văn, đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Dựa vào tình thái từ(in đậm) trong mỗi câu, hãy nêu sự khác nhau về hoàn cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...) của mỗi câu
- Em hãy phân tích: Phản ứng tâm lí của bé Hồng khi nghe bà cô xúc phạm tới người mẹ bất hạnh bằng những lời lẽ giả dối thâm độc...