Soạn bài Trong lòng mẹ Soạn Văn 8 hay nhất
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Trong lòng mẹ được đăng tải trong bài viết dưới đây nhằm hoàn thiện các câu hỏi có trong bài cũng như nắm vững nội dung bài học.
1. Đọc văn bản sau: Trong lòng mẹ
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tìm các chi tiết miêu tả lời nói, thái độ, cử chỉ của bà cô trong cuộc đối thoại của bé Hồng. Tại sao tác giả lại gọi những cử chỉ ấy "rất kịch"
b. Em hãy phân tích:
- Phản ứng tâm lí của bé Hồng khi nghe bà cô xúc phạm tới người mẹ bất hạnh bằng những lời lẽ giả dối thâm độc
- Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại và nằm mơ trong lòng người mẹ mà chú mong chờ mỏi mắt.
Qua đó nhận xét về tình cảm của chú bé Hồng đối với người mẹ của mình.
c) Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi kí ? Dấu ấn hồi kí trong đoạn trích này thể hiện qua những câu văn nào và có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tình cảm của văn bản ?
d) Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của văn bản Trong lòng mẹ là gì?
3. Tìm hiểu về trường từ vựng
a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
- Các từ in đậm trong đoạn trích trên có nét chung nào về nghĩa ?
- Các từ in đậm đó thuộc một trường từ vựng. Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng ?
Các từ in đậm: mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay có nét chung nào về nghĩa đều chỉ bộ phận cơ thể con người.
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
b) Tìm các từ hoặc cụm từ phù hợp điền vào sơ đồ dưới đây :
Từ bài tập trên, em rút ra kết luận nào trong các kết luận dưới đây ? Chọn một đáp án đúng.
A. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
B. Một từ không thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
C. Từ thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau chỉ có duy nhất một nghĩa.
D. Từ có nhiều nghĩa chỉ thuộc một trường từ vựng.
Chọn A . Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
c) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa :
-Mừng à ? Vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết !
Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhẹ nhẹ vào lưng nó và dấu dí :
À không ! À không ! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ !... Cậu Vàng của ông ngoan lắm ! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi...
(Nam Cao, Lão Hạc)
- Trong đoạn văn trên, các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào ?
- Các từ in đậm trong đoạn văn trên được dùng cho đối tượng nào ? Cách dùng từ như vậy có ý nghĩa gì ?
4. Bố cục của văn bản:
a) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Người thầy đạo cao đức trọng
- Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó.
- Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên là gì ? Các sự việc chính của văn bản được sắp sếp theo trình tự nào ?
- Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên.
- Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát : Bố cục của một văn bản gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần là gì ? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào ?
b. Nối các vế của cột A với các vế của cột B để được các mệnh đề đúng:
A | B |
Bố cục của văn bản | Thường có một đoạn trích nhỏ để trình bày các khía cạnh của chủ đề |
Mở bài | Là sự tổ chức các hoạt động đoạn văn để thể hiện chủ đề |
Thân bài | Thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc |
Kết bài | Có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản |
Nội dung phần thân bài | Tổng kết chủ đề của văn bản |
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập về đọc hiểu văn bản Trong lòng mẹ
Học sinh thảo luận theo nhóm về nội dung sau:
a. Văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh là dòng hoài niệm về những kỉ niệm ấu thơ. Em hãy tìm ra điểm khác biệt trong các thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bản Trong lòng mẹ và Tôi đi học
b. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em ãy chứng minh nhận định trên.
2. Luyện tập về trường từ vựng
a. Gạch chân từ không cùng trường từ vựng trong bảng dưới đây:
Vị giác | Thính giác | Khứu giác |
Ngọt Lạnh Cay Đắng Buốt Thơm Mặn Êm chua | Điếc Chói Giá Nghễnh ngãng Nỗng Đặc Thính Hôi Rõ | Mũi Chuối Mắt Hôi Hắc Chát Sáng Béo |
b. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
c. Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cũng một trường từ vựng chỉ "trường học" hoặc trường từ vựng chỉ khuôn mặt
3. Luyện tập về bố cục của văn bản
Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Hãy chỉ ra những diên biến tâm trạng của cậu bé để thấy được trình tự mà tác giả thể hiện.
Diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng được thể hiện qua trình tự:
Mở đầu để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất đánh chính là những lời nói đanh thép, chua ngoa, ác độc của bà cô khi nói về mẹ của Hồng:
“Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?... Nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói rất cay độc. => Gợi dậy nỗi đau của chú bé, để nói xấu về người mẹ.
“Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?” => Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé, dù biết rằng mẹ cậu rất nghèo khổ nhưng vẫn cố tình nói mỉa.
“Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ!”
=> Hồng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô. Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.
Tiếp đến diễn biến câu chuyện chuyển sang dòng diễn biến tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp me,̣ được nằm trong lòng mẹ.
Tiếng gọi thảng thốt, vãy tay cuống quýt, chạy theo xe và các từ “vội vã” “bối rối” “lập cập” thể hiện nỗi khát khao tình mẹ.
Hình ảnh so sánh - giả định: “cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” bộc lộ tâm trạng tuyệt vọng đến cùng cực như người đang mất dần mất đi sự sốnǵ. Với bé Hồng, mẹ là niềm khát khao, hy vọng, là nguồn sống, hạnh phúc.́
Được mẹ dìu lên xe, Hồng oà lên khóc “rồi cứ thế nức nở”. Khác lần trước, đây là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Dường như Hồng đã quên hết tủi hận, ưu phiền để cảm nhận hết hạnh phúc sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ. Trước mắt Hồng chỉ còn một không gian đầy ánh sáng, màu sắc, hương thơm… một thế giới đang hồi sinh, ấm áp tình mẫu tử.
=> Nhịp văn ngắn, nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình (“Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”) bên cạnh những đoạn diễn tả cảm giác. Các biện pháp nghệ thuật nêu trên thể hiện: niềm hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh của Hồng khi sống trong lòng mẹ.