Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cũng một trường từ vựng chỉ "trường học" hoặc trường từ vựng chỉ khuôn mặt
c. Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cũng một trường từ vựng chỉ "trường học" hoặc trường từ vựng chỉ khuôn mặt
Bài làm:
Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương mặt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn rất đẹp! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 8 VNEN bài 11: Câu ghép
- Lập dàn bài đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"
- Soạn văn 8 VNEN bài 4: Lão Hạc
- Hãy triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn:" Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị"
- Dựa vào truyện Lão Hạc sắp xếp các sự việc được liệt kê dưới đây theo diễn biến của các câu chuyện
- Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
- Dựa vào gợi ý từ bảng sau, hãy nhận xét về nhân vật cai lệ:
- Trong truyện ngắn Nam Cao, sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
- Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó.....
- Hãy đọc và bình luận về những thông tin sau:
- Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong bài 2,3,4