Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết nào?
c) Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết nào? Nhận xét về tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.
Bài làm:
Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết:
-Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Qua những câu văn chân thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông.
Xem thêm bài viết khác
- Chọn viết lời bình cho một đoạn trích hoặc một bài thơ ...
- Câu thơ thứ ba tạo nên bước chuyển về cảm xúc thơ như thế nào?
- . So sánh hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn sau đây:
- Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán được không? Vì sao?
- Chọn 1 – 2 câu thể hiện rõ sự hài hước, sâu sắc của tác giả trong văn bản Thuế máu.
- Nối số thứ tự ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B để có được ý chính của từng đoạn trong bài thơ Nhớ rừng:
- Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa
- Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?
- Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
- Ví dụ 3: Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu...
- Những chi tiết nào miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc?
- Vận dụng những kiến thức về từ Hán Việt, em hãy giải thích nghĩa của từ tường trình.