Tính chiến đấu mạnh mẽ và sâu sắc được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” qua các yếu tố nào? Hãy chỉ ra ví dụ cụ thể.
g) Tính chiến đấu mạnh mẽ và sâu sắc được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” qua các yếu tố nào? Hãy chỉ ra ví dụ cụ thể.
Bài làm:
Tính chiến đấu mạnh mẽ và sâu sắc được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” qua các yếu tố:
- Nhan đề, kết cấu và bố cục của văn bản:
Ba phần của chương được kết cấu theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra và kết thúc chiến tranh. Với cách sắp xếp như vậy, bộ mặt của chính quyền thực dân đã bị vạch trần một cách toàn diện, sâu sắc, qua đó cũng nói lên sự thảm thương của người dân.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật châm biếm, đả kích tài tình của tác giả với cách lựa chọn và xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính gợi cảm và sức mạnh tố cáo.
- Ngôn từ mang màu sắc trào phúng, châm biếm sâu cay như: con yêu, bạn hiền, săn bắt vật liệu biết nói, đại bác ngấy thịt đen thịt vàng,…
- Thủ pháp đối lập, tương phản: đối lập giữa lời nói và hành động của bọn thực dân; đối lập giữa sự hi sinh và kết quả hi sinh của người dân thuộc địa,…
- Yếu tố biểu cảm: các hình ảnh, sự kiện, con số có tính xác thực được kết hợp với giọng kể mang màu sắc trào phúng làm cho đoạn trích vừa có giá trị hiện thực, vừa mang tính biểu cảm cao.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn 2 và chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu thơ sau:
- Câu nào sau đây nêu lên luận điểm chung giữa các văn bản trên?
- Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận (làm tại lớp)
- Đặt hai câu bộc lộ cảm xúc:
- Đọc các bài thơ, khổ thơ sau và chỉ ra cách gieo vần, cách ngắt nhịp, mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kế nhau:
- Đặc điểm của văn bản thông báo
- Cho những thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
- Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:
- Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ bằng sơ đồ tư duy.
- Những yếu tố nào tạo nên chất “hài” trong đoạn trích Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục?
- Tình cảm nào chi phối ngòi bút của Ai – ma – tốp trong đoạn trích Hai cây phong?