Nhan đề "Thuế máu" gợi cho em suy nghĩ gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản “Thuế máu”
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhan đề Thuế máu gợi cho em suy nghĩ gì?
Bài làm:
“Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “Thuế máu”? Cách đặt nhan đề tạo nên sự tò mò, mang đến sự chú ý, ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. Phải chăng chế chộ của thực dân xâm lược tàn bạo và hà khắc đến mức nhân dân ta phải đóng thuế bằng “máu”. Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.
Xem thêm bài viết khác
- Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai trái gì của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những việc đúng nên làm là gì?
- Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:
- Viết bài tập làm văn số 7 – văn nghị luận (làm tại lớp)
- Soạn văn 8 VNEN bài 19: Tức cảnh Pác Bó
- Xác định nội dung chính của các phần trong văn bản:
- Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích.
- Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ bằng sơ đồ tư duy.
- Chỉ ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ (các biện pháp tu từ, thể thơ, tả cảnh, tả tình,…)
- Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như : “Anh ăn cơm chưa?”. “Cậu đọc sách đấy à?”. “Em đi đâu đấy?” không nhằm mục đích để hỏi...
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- ) Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, ...
- Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ in đậm vào vị trí khác trong câu.