Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
3. Tìm hiểu về hành động nói (tiếp theo)
a) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
(1) Xác định kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu trong đoạn trích.
(2) Có phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với một mục đích nói không? Vì sao?
Bài làm:
(1) Kiểu câu của các câu trong đoạn trích là câu trần thuật.
Mục đích nói của mỗi câu:
[1] Trình bày
[2] Trình bày
[3] Trình bày
[4] Điều khiển
[5] Điều khiển
(2) Không phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với mục đích nói. Vì hành động nói có thể thực hiện bằng cách trực tiếp (dùng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó) và gián tiếp (bằng các kiểu câu khác).
Xem thêm bài viết khác
- Sự đối lập trên gợi cho người đọc cảm xúc gì về nhân vật ông đồ và tâm sự của nhà thơ?
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu thơ sau:
- Ghi lại một đoạn hội thoại ngắn (khoảng 3- 4 hành động nói) giữa một người bán hàng và một người mua hàng.
- Nhan đề "Thuế máu" gợi cho em suy nghĩ gì?
- Chỉ ra 3 luận điểm chính mà tác giả đã trình bày trong ba đoạn của văn bản
- Theo em, khi viết một đoạn văn thuyết minh, cần xác định và sắp xếp ý như thế nào?
- Tìm ví dụ và phân tích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu theo các ý:
- Văn bản thông báo có gì giống và khác văn bản tường trình
- Nhận xét về câu thơ thứ 2 của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có ý kiến cho rằng từ “sẵn sàng” chỉ sự có sẵn của “cháo bẹ rau măng”,
- Bài tấu đề cập đến những “phép học” nào ? Em hiểu bản chất của những “phép học” đó là gì?
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I?
- Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?