Soạn bài Chiếu dời đô: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?
2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
3. Các câu phủ định sau đều dùng để biểu thị ý phủ định, điều đó đúng hay sai ? Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với từng câu và giải thích lí do.
4. Có thể điền bất kì từ phủ định nào trong các từ không, chưa, chẳng vào chỗ trống trong các câu sau được không? Tại sao?
Bài làm:
1. Trong Chiếu dời đô có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình giúp cho bài chiếu càng tăng thêm sức thuyết phục.
Quyết định dời đô là một quyết định trọng đại, vừa có tính chất ban bố, lại vừa có tính chất đối thoại, thăm dò ý kiến của quần thần == Điều này xóa nhòa đi khoảng cách vua - tôi, dễ tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân.
2. (1) Những câu có từ ngữ phủ định là:
- Không phải, nó …. đòn càn ( Từ phủ định: Không phải)
- Đâu có! (Từ phủ định: đâu có)
(2) Cả hai câu đều phủ định ý kiến, nhận định của người khác. Đây là những câu phủ định bác bỏ.
3.
Câu phủ định | Đúng | Sai | Giải thích |
a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ. | Đ | S | Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất . |
b) Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu! | Đ | S | Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất . |
c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói. | Đ | S | Câu này biểu thị ý khẳng định vì có từ phủ định kết hợp với một từ phủ định (không phải là không) |
d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng. | Đ | S | Câu này biểu thị ý khẳng định vì từ phủ định được kết hợp với một từ nghi vấn ( ai chẳng ). |
e) Tôi chưa bao giờ nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn. | Đ | S | Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất |
4. Có thể điền vào chỗ trống như sau:
a) Tôi không tiếp tục …… sức khỏe của mẹ.
b) Mai không/chưa thể … mất chìa khóa.
c) Dế Choắt không dậy được nữa….
d) Thưa cô, em mệt nên chưa làm bài tập ạ!
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Văn bản tường trình giản lược nhất
- Soạn bài Chiếu dời đô: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục A Hoạt động khởi động
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Ngắm trăng – Đi đường giản lược nhất
- Soạn bài Nước Đại Việt ta: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Tức cảnh Pác Bó: mục A Hoạt động khởi động
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Ôn tập văn nghị luận giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Văn bản thông báo giản lược nhất