Lập dàn bài cho các đề bài sau:...
b) Lập dàn bài cho các đề bài sau:
(1) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt.
(2) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
(3) Giới thiệu về một văn bản mà em đã học.
Bài làm:
(1) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt.
Dàn bài
( Giới thiệu về chiếc bút bí)
Mở bài: Giới thiệu vai trò quan trọng của chiếc bút bi trong học tập đối với người học sinh. (Đây là một sản phẩm của trí tuệ và cũng là dụng cụ quan trọng trong học tập cũng như cuộc sống).
Thân bài:
- Xuất xứ của chiếc bút bi:
+ Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro trong những năm 1930.
+ Tình cờ khi quan sát bọn trẻ chơi bi, ông nảy ra ý tưởng đặt viên bi ở
đầu bút.
+ Nhờ phát hiện ra mực in giấy rất nhanh khô nên ông đã nghiên cứu và tạo ra loại bút sử dụng mực.
- Cấu tạo của chiếc bút bi:
Gồm có 2 bộ phận chính:
+ Vỏ bút bằng nhựa hoặc kim loại, hình trụ rỗng dài từ 14 -15 cm. Trên thân thường in tên bút, nhà sản xuất, có nhiều màu sắc phong phú.
+ Ruột bút nằm bên trong vỏ bút, chứa mực, đầu ruột bút được gắn với ngòi bút bằng kim loại. Đầu ngòi bút được gắn một viên bi nhỏ giúp mực ra đều trên trang giấy.
- Công dụng của chiếc bút bi:
+ Với ưu điểm ra mực nhanh, đều và không bị dây bẩn, bút bi là một vật dụng quan trọng và hữu ích dùng để ghi chép trong đời sống. Đặc biệt đối với học sinh, bút bi là một người bạn thân thiết giúp các em học tập, ghi chép thông tin, kiến thức trên trường lớp.
Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng và sự tiện lợi của chiếc bút bi.
(2) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
Dàn bài
(Giới thiệu về Vịnh Hạ Long)
Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long (Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng được công nhận là di sản văn hóa thế giới của nước ta.)
Thân bài:
- Lịch sử ra đời của Vịnh Hạ Long:
+ Tên gọi Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”.
+ Vịnh Hạ Long có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải đến thời người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long tên gọi đó được duy trì cho đến ngày nay với ý nghĩa vịnh nơi rồng đáp xuống.
- Vị trí địa lí và cấu trúc của Vịnh Hạ Long:
+ Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
+ Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long.
+ Có một hệ thống những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung…
+ Sở hữu hàng ngàn đảo đá với những hình thù sống động, đẹp như những tác phẩm điêu khắc như Hòn Đầu Người, hòn Trống Mái,…
- Ý nghĩa, giá trị:
+ Là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…
+ Thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có nhiều điều kiện thuận lợi.
+ Đặc biệt, là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi ăm, đem lại nguồn thu lớn về kinh tế.
…
Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp, giá trị của danh lăm thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
(3) Giới thiệu về một văn bản mà em đã học.
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả O’ Henri và văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
Thân bài:
- Giới thiệu về tác giả O’ Henri:
- O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,...
- Các tác phẩm của ông thường rất cảm động, nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ.
- Giới thiệu về xuất xứ và tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng”:
- Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” trong SGK là một đoạn trích thuộc phần một của truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn này được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories.
- Tóm tắt văn bản:
- Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiếc lá cuối cùng”:
+ Nội dung:
- Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là bức thông điệp màu xanh tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật : hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người.
- Tác phẩm là một bài ca ca ngợi tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật và định mệnh ; ca ngợi ý nghĩa nhân sinh cao cả của lao động nghệ thuật chân chính, sự lao động nghệ thuật quên mình vì người khác ; đồng thời, tác phẩm cũng bày tỏ niềm cảm thông với cuộc sống đói nghèo của giới họa sĩ, cùng giới thiệu với bạn đọc một phẩm chất cao quý của những người nghệ sĩ chân chính.
+ Nghệ thuật:
- Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề.
Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của văn bản.
Xem thêm bài viết khác
- Ngày nay, những quan điểm của tác giả Nguyễn Thiếp thể hiện trong văn bản Bàn luận về phép học còn phù hợp không? Vì sao?
- Trong thực tế, có phải khi nào kiểu câu cũng phù hợp với hành động nói không? Vì sao?
- Vì sao văn bản cần có tính thống nhất?
- Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?
- Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:
- Hoàn thành bảng theo gợi ý sau để thấy được những nét đặc sắc về giọng điệu của bài Hịch tướng sĩ:
- Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích.
- Soạn văn 8 VNEN bài 33: Ôn tập
- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
- Theo em, câu nghi vấn được dùng để làm gì? Những từ ngữ nào thường được dùng trong câu nghi vấn?
- Tham khảo các thể hiện tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh để viết đoạn văn nói về tình yêu quê hương của em.
- Phân tích tính thống nhất của văn bản thể hiện qua đoạn trích Hai cây phong và đi bộ ngao du.