Soạn bài Thị Mầu lên chùa Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thị Mầu lên chùa Chân trời sáng tạo được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi của bài chi tiết, đầy đủ giúp việc soạn Văn 10 của các em dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Thị Mầu lên chùa dưới đây nhé.
Soạn bài Thị Mầu lên chùa
* Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?
Trả lời:
- “Oan Thị Kính” là thành ngữ chỉ nỗi oan ức vô cớ, không có cách nào thanh minh.
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật.
Trả lời:
- Hai nhân vật được khắc họa với hai nét tính cách khác hẳn nhau.
- Mỗi người có những đặc điểm riêng biệt.
* Đọc văn bản:
1. Đọc lướt: Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?
Trả lời:
Nhân vật nhiều lời thoại nhất là Thị Mầu
2. Tưởng tượng: Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật?
Trả lời:
- Thị Mậu: nói năng líu lo,không có điểm dừng, khá táo bạo
- Thị Kính: kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né
3. Theo dõi: Tìm những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. Việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy điều gì về tính cách của Thị Mầu?
Trả lời:
Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời của Thị Mầu
- Đẹp như sao băng
- Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
Có thể thấy Thị Mậu ham mê cái đẹp, háo sắc, lẳng lơ.
4. Theo dõi: Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu.
Trả lời:
Có thể thấy Thị Mầu nghĩ tình yêu là tự do, theo sở thích. Mình thấy thích thì mình sẽ tiến đến. Yêu là tự do yêu nhau
* Sau khi đọc:
Nội dung chính:
Văn bản nói về cảnh Thị Màu lên chùa, qua đó thể hiện nét tính cách nhân vật và sự đặc sắc của vở chèo. Cách xây dựng lời thoại thể loại độc đáo.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở):
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bảng thoại |
Thị Mầu | - Đây rồi nhé! | - Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! | - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn |
Thị Kính | |||
Tiếng đế (người xem) |
Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?
Trả lời:
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bàng thoại |
Thị Mầu | Đây rồi nhé | Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! | Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn |
Thị Kính | A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ | - A di đà Phật Một nén cũng biên Một đồng cũng kể | Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc.. |
Tiếng đế (người xem) | Mười tư, rằm! Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
Từ đó ta thấy được
+ Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa
+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng,mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích? Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở):
Trả lời:
Tươi vui, háo hức: Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm. | Rung động, phấn khởi: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ. | Đắm chìm, kiên quyết: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng. |
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?
Trả lời:
Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mình nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''
Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Trả lời:
Trong đoạn trích, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là: ''Dơ lắm! Mầu ơi!''. ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ, dơ dáy. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, gi giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có
Câu 5 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?
Trả lời:
Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay
- Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật CTST
- Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 90 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ CTST
- Soạn bài Huyện Trìa xử án Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thị Mầu lên chùa Chân trời sáng tạo được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hướng dẫn chi tiết soạn bài trên đây hy vọng sẽ giúp các em nắm chắc nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy bài soạn bổ ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh, tiếng Anh...có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Giải Sinh 10 Ôn tập chương 1 CTST
- Cách nhận xét biểu đồ lớp 10
- Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 148 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết một bản hướng dẫn nơi công cộng Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 34 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 148 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Xã trưởng-mẹ Đốp Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê CTST
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây Chân trời sáng tạo