Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ CTST Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ Chân trời sáng tạo được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi phần cuối bài một cách chi tiết, đầy đủ giúp phần soạn văn 10 của các em trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là bài soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Các em tham khảo nhé

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

* Tri thức về kiểu bài:

- Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

-Về nội dung:

• Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.

• Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

- Về kĩ năng:

• Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.

• Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.

• Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

• Bố cục bài viết gồm 3 phần:

Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:

Sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu ( Nguyễn Khuyến )

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Trả lời:

Ngữ liệu trên không phải là một bài văn hoàn chỉnh vì nó chưa có phần mở bài và kết bài

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Trả lời:

Nội dung phân tích đánh giá được trình bày theo cách kết hợp hai nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Mỗi đoạn văn là một trích dẫn câu đề và kèm sau đó là lời phân tích nghệ thuật của câu đề đó. Điều này giúp bố cục bài rõ ràng và các ý sẽ được thể hiện rõ và logic hơn, dễ dàng cho người đọc và hiểu đươc

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.

Trả lời:

+ Không gian trong và lạnh của ao thu

+ Sự tĩnh lặng của không gian

+ Sự cao rộng của không gian

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?

Trả lời:

+ Không gian trong và lạnh từ hình ảnh ''ao thu'', ''mặt nước'', ''thuyền câu''

+ Sự tĩnh lặng của không gian từ hình ảnh ''sóng biếc'', ''lá vàng''

+ Sự cao rộng của không gian từ hình ảnh ''tầng mây'', ''ngõ trúc'', các tính từ ''lơ lửng'', ''trong vắt'',..

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không?
Trả lời:

Điều này xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ như thơ trữ tình sẽ thiên về hình ảnh cảm xúc lãng mạng, dùng nhiều từ miêu tả đậm chất thơ cơ trữ tình. Hay như văn hiện thực sẽ là cách kể, miêu tả hiện thực, những từ ngữ thực tế và mạnh cảm xúc thực tại.

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ ( thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt ).

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

Nên chọn phân tích, đánh giá bài thơ đáp ứng được những tiêu chí như:

- Được bản thân và nhiều bạn khác yêu thích.

- Có chủ đề và những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật dễ nhận thấy.

- Có độ dài phù hợp.

Trả lời các câu hỏi sau để xác định mục đích viết, người đọc: Viết văn bản này nhằm mục đích gì? Ai sẽ là người đọc văn bản?

Thu thập tài liệu:

Phạm vi lựa chọn của bạn khá rộng. Đó có thể là:

- Một bài ca dao.

- Một bài thơ bát cú, một bài thơ tứ tuyệt (hay thơ bốn câu)

Bạn cần quyết định chọn một bài thơ, đoạn thơ trong các trường hợp trên làm đối tượng phân tích đánh giá, đồng thời tìm đọc một số bài viết liên quan.

Khi đọc tư liệu, bạn cần:

- Ghi chép, đánh dấu những ý kiến nhận xét, đánh giá liên quan đến văn bản mình sẽ phân tích.

- Xem xét các ý kiến đã đề cập đến những phương diện nào, chưa đề cập phương diện nào của văn bản thơ mà bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến nào khác không?

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Trả lời các câu hỏi:

- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì? Tác giả đề cập đến vấn đề đó với thái độ, tình cảm như thế nào?

- Đưa ra một số dẫn chứng quan trọng (trích dẫn từ bài thơ) có thể minh họa cho các ý tương.

Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của bài thơ này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?

Lập dàn ý

Xây dựng hệ thống luận điểm bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm; lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm.

Chẳng hạn, nếu chọn phân tích bài thơ “Cảnh Khuya” (Hồ Chí Minh) thân bài có thể triển khai:

1. Nét đặc sắc về chủ đề của bài thơ “Cảnh Khuya”: Kết hợp hài hòa tình yêu thiên nhiên với trách nhiệm của vị lãnh tụ kháng chiến.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya: Bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, bút pháp gợi tả, so sánh độc đáo.

Một ví dụ khác: Trong ngữ liệu tham khảo, khi phân tích, đánh giá Sức gợi tả của hình ảnh trong bài “Thu điếu”, luận điểm (lí lẽ và bằng chứng) được tác giả sắp xếp như sau:

1. Ấn tượng về không gian “trong” và “lạnh” từ các hình ảnh: ao thu, mặt nước…

2. Ấn tượng về không gian tĩnh lặng từ các hình ảnh: “sóng biếc”, “lá vàng”.

3. Ấn tượng về không gian cao rộng, thanh vắng từ các hình ảnh “tầng mây”, “ngõ trúc”; các tính từ “lơ lửng…xanh ngắt.”…

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ CTST được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài cũng như củng cố kiến thức từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy bài soạn bổ ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh, tiếng Anh...có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé

  • 291 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1