Soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài chi tiết, đầy đủ, hy vọng sẽ giúp các em nắm tốt kiến thức của bài. Dưới đây là nội dung của bài, các em tham khảo nhé
Soạn bài Thơ duyên
* Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Trả lời:
- Thiên nhiên quanh ta ẩn chứa vô vàn những điều thú vị và bất ngờ:
+ Giây phút giao mùa.
+ Màu vàng rực của lá mùa thu.
+ Lớp sương sớm giăng mắc trên các ngọn cây.
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
Trả lời:
- Mặt nước “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
- Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
- Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Từ ngữ chỉ mối quan hệ: ''Cặp chim chuyền''. Thể hiện mối quan hệ thành cặp đôi, luôn gắn bó bên cạnh nhau.
2. Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?
Trả lời:
So với khổ 1,2, cảnh vật ở khổ 4 mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn. Qua từ “gấp gấp”, ta thấy được sự hối hả, thúc giục chứ không yên bình như ở khổ 1 và khổ 2.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ là một bức tranh thu vô cùng êm đềm và đẹp đẽ xen lẫn những cảm xúc xao xuyến và rung động của tác giả về tình cảm lứa đôi.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?
Trả lời:
Từ “duyên” hiểu theo lẽ thường là chỉ tình cảm, sự gặp gỡ giữa con người trong cuộc sống. Trong bối cảnh bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu, ta có thể hiểu chữ duyên ở đây là chỉ sự gắn kết, gắn bó, hòa hợp giữa vạn vật.
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Trả lời:
1.
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.”
Nội dung: Hình ảnh '' ríu rít cạp chim chuyên'','' trời xanh ngọc'', miêu tả một khung cảnh vui vẻ, rộn rã với ''tiếng huyền''.Màu sắc gợi lên cảm giác trong xanh cùng với động từ "đổ" tạo cảm giác dứt khoát, lan tràn. Cụm từ "thu đến" như một tiếng reo vui mừng, phấn khích cho mơ ước bấy lâu giờ đã thành hiện thực.
+ Cách gieo vần ở vần ''uyên'' : duyên, chuyền, huyền. Đây là vần bằng. Cách gieo vần tạo co khổ thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái
+ Các từ láy được sử dụng như '' ríu rít'',''nơi nơi'' diễn tả một không bừng sáng, vui vẻ muôn nơi
2. "Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần."
Nội dung: Càng chìm dần vào chiều thu, sương càng rơi xuống nhiều. "Hoa lạnh" vì có thể do "đẫm sương" hoặc do cơn gió nào đó. Chiều mùa thu bắt đầu lạnh làm cho người đọc cũng mang chút gì xao xuyến, bâng khuâng.
+ Khổ thơ nhiều vần trắc , thể hiện sự hối hả, gấp gáp hơn so với khổ 1
+ Khổ bốn mang đến cho độc giả cảnh thu trên không gian rộng lớn. Hoạt động của thiên nhiên cũng dần dồn dập, nhanh chóng hơn. Từ láy "gấp gấp" tạo cảm giác hối hả, thúc giục
Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Khổ thơ | Sắc thái thiên nhiên | Duyên tình “anh” – “em” |
Khổ... | ||
Khổ... | ||
... |
Trả lời:
Khổ thơ | Sắc thái thiên nhiên | Duyên tình “anh” – “em” |
1 | Không gian là buổi "chiều mộng" - lãng mạn, êm ái hòa vào đó "thơ trên nhánh duyên" gợi nên khung cảnh trữ tình. Màu sắc là một mày xanh tươi vui, rộn rã | Hài hòa, tuyệt đẹp |
2 | Cảnh nắng chiều ở đây mang nét mạnh mẽ hơn cảnh nắng ở khổ 1 "Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu, | Có một sự rung động đến từ trái tim. Trên con đường đó, mọi rung động nhỏ nhất của cảm xúc bị phát hiện, bất kể người ta có cố gắng giấu chúng bằng cách nào đi nữa |
4 | Chiều thu tàn, không gian mở rộng, bắt đầu trở nên gấp gáp hơn. Trời trở nên lạnh hơn | Xao xuyến, bâng khuâng, có chút lo lắng trước sự giá lạnh, cô đơn |
5 | Sự êm ả của mùa thu, tĩnh lặng như chẳng có gì đặc biệt | Hòa hợp tự nhiên, cảm nhận về hạnh phúc với mức độ cao nhất |
Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Trả lời:
- Thiên nhiên chiều thu như thúc đẩy, hòa hợp trong cảm xúc cùng “anh” và “em”.
- Sự hòa hợp từ thiên nhiên cho đến con người làm chữ duyên của bài thơ trở nên đặc sắc hơn.
- Từ những cảm xúc lâng lâng, rạo rực trước nuổi ắng chiều chiều thu cho đến bâng khuâng, lo lắng, bồi hồi trước cảnh chiều tà kèm gió se se lạnh, mối duyên tình như được vẽ theo từng khu bậc cảm xúc.
- Sự hòa hợp, gắn kết nhất ''Lòng anh thôi đã cưới lòng em''.
Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
Chủ thể trữ tình xuyên suốt bài thơ chính là ''anh''. Từng khổ thơ là những cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với tình yêu, được miêu tả qua khung cảnh thiên nhiên chiều thu. Tình yêu, rung động trong tình yêu chính là cảm hứng chủ đạo mà Xuân Diệu đưa vào. Chữ duyên, chữ tình được khắc họa dựa trên những thay đổi của thiên nhiên, từ lúc nắng lên cho tới lúc chiều tàn
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê CTST
- Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 62 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lời má năm xưa Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy bài soạn bổ ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh, tiếng Anh...có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ CTST Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 90 Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật CTST Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể CTST Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đi san mặt đất Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thần Trụ trời - Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo