Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 102 Tri thức Ngữ văn trang 102 KNTT 7 tập 2
Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 102
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 102 KNTT 7 tập 2 nhằm hoàn thiện đáp án chính xác cho các câu hỏi có trong bài học, nâng cao kết quả học tập môn Văn lớp 7.
1. Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
- Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là một loại văn bản nghị luận, trong đó người viết bàn luận về đặc điểm của một tác phẩm trên các phương diện nội dung, hình thức trong mối quan hệ với tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thời đại,... và khái quát giá trị chung của tác phẩm.
- Lí lẽ trong văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học chính là những ý kiến của người viết về đặc điểm nội dung, hình thức của tác phẩm. Bằng chứng trong văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là những phần (câu, đoạn), những chi tiết được dẫn từ văn bản theo hình thức trích dẫn nguyên văn hoặc lược thuật, tóm tắt lại.
2. Từ con người có thực ngoài đời đến nhân vật văn học
- Những con người có thực ngoài đời luôn gợi niềm cảm hứng bất tận cho hoạt động sáng tác của nhà văn. Những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà văn về cuộc đời được đánh thức từ chính thế giới nhân sinh phong phú đó. Con người trong cuộc đời thực chính là những chất liệu sống động để nhà văn sáng tạo hình tượng nghệ thuật. - Tác phẩm văn học thường đưa đến cho người đọc cảm giác được gặp những con người có thực. Tuy nhiên, nhân vật văn học vẫn là sản phẩm của sự sáng tạo, hư cấu, chứa đựng trong đó nhiều gợi ý của nhà văn về một cách nhìn nhận, đánh giá đầy tính thẩm mĩ đối với cuộc sống.
- Nhân vật văn học, vì thế, không đồng nhất với con người thực ngoài đời. Cùng với việc nắm được đặc điểm của nhân vật (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, nội tâm,...), người đọc cần phải hiểu định hướng giá trị mà nhà văn muốn thể hiện - tức là điều thực sự có ý nghĩa, chi phối cách nhà văn hư cấu, xây dựng hình tượng trong tác phẩm.
3. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản và văn bản hình ảnh
- Con người sử dụng rất nhiều loại văn bản để trao đổi thông tin: các văn bản thông dụng thường chỉ sử dụng phương tiện ngôn ngữ; một số văn bản sử dụng kết hợp cả phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ, nhằm tăng lượng thông tin và hiệu quả tiếp nhận thông tin.
- Đặc biệt, cần kể đến loại văn bản hình ảnh mà phần trọng tâm là các kiểu hình ảnh được sắp xếp, kết hợp để truyền đạt thông tin quan trọng (hình vẽ, sơ đồ, các mảng màu sắc, hình khối,..). Ngôn ngữ chỉ là phương tiện hỗ trợ thêm trong việc truyền đạt thông tin: ghi chú, dẫn giải, ..
Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 102 KNTT tập 2 được giáo viên KhoaHoc giải đáp chi tiết, chính xác các câu hỏi, bài tập có trong nội dung theo khung chương trình học SGK. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Ngày hội với sách
- Soạn Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
- Soạn bài Từ ý tưởng đến sản phẩm
- Soạn bài Đọc mở rộng lớp 7 trang 100
- Soạn bài Thân thiện với môi trường
- Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 97
- Soạn bài Bản đồ dẫn đường
- Soạn bài Chiếc đũa thần
- Soạn bài Thiên nga, cá măng và tôm hùm
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 77
- Soạn bài Con hổ có nghĩa
- Soạn Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử trang 45