Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới Chinh phục những cuốn sách mới KNTT 7 tập 2
Chinh phục những cuốn sách mới lớp 7
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới KNTT 7 tập 2 nhằm hoàn thiện đáp án chính xác cho các câu hỏi có trong bài học, nâng cao kết quả học tập môn Văn lớp 7.
* Trước khi đọc
Câu 1 trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
- Học sinh tự lựa chọn bổ sung những cuốn sách mới cho góc đọc sách, thư viện mở của lớp học. Tự làm mới góc đọc sách theo cách mà em và các bạn cảm thấy hứng khởi và thú vị nhất.
- Gợi ý: Em có thể tìm những cuốn như: Đất rừng Phương Nam, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, …
Câu 2 trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
- Học sinh cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân và của nhóm. Trình bày mục tiêu đó và trao đổi để tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả trong dự án đọc mới của em và các bạn.
- Gợi ý mục tiêu:
+ Tăng thêm kiến thức, hiểu biết
+ Rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì
+ Củng cố tâm hồn, nhân cách để giúp bản thân phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
….
* Đọc văn bản
Câu 1 trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
- Từ mục tiêu đọc sách đã xác định, hãy chọn một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề của cuộc sống để tìm hiểu, khám phá những điều bổ ích, thú vị.
- Gợi ý: Em có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách như Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-đơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-ên Cốt-li-ep); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L, Phrít-man).
Câu 2 trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
Gợi ý: Truyện Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô)
a. Đề tài: Cuốn sách đề cập đến phạm vi vai trò của gia đình, nhà trường trong việc phát triển của trẻ em
b. Cha cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? Nội dung chính của từng chương, phần là gì?
- Tác phẩm chỉ có 207 trang (tính cả phần phụ lục) được chia thành nhiều chương nhỏ, có đoạn rất ngắn.
- Học sinh tự tìm đọc và nắm nội dung chính từng phần
c. Nhân vật, sự kiện, chai cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách?
- Có nhiều nhân vật: Totto – chan, Rocky, mẹ Totto – chan, thầy hiệu trưởng, …
d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?
- Gợi ý:
“Hãy để các em phát triển tự nhiên. Đừng cản trở khát vọng của các em nhỏ. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa đấy”
e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?
Chắc chắn mỗi học sinh đều mơ ước được như Tốt-tô-chan may mắn vào học một trường như Tô-mô-e, với một thầy hiệu trưởng như ông Kô-ba-y-a-si. Riêng tôi chỉ mong cho nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ đọc sách này, để giúp thoát khỏi khuôn nếp cũ, tự tạo ra "tư duy mới" trong việc chăm sóc dạy dỗ con em.
Đọc cùng nhà phê bình: Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
1. Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận
- Mỗi tác phẩm có một lối, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết
- Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng.
2. Theo dõi: Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm
- Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.
3. Theo dõi: Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm
- Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội
4. Theo dõi: Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết
- Tác giả đưa ra bằng chứng cụ thể về các tuyến nhân vật để chứng minh cho ý kiến của mình
5. Theo dõi: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.
- Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình.
- Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.
6. Theo dõi: Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm
- Tác phẩm khiến người đọc xúc động, xao xuyến với những cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài văn là tấm lòng yêu mến, trân trọng và xúc động của tác giả khi bình về vẻ đẹp giản dị và chân thật của tác phẩm Quê nội (Võ Quảng).
Câu 1 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
- Người viết tập trung bàn luận về vấn đề vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng.
Câu 2 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
+ Về nội dung: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.
+ Về nghệ thuật: Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến, …
- Em căn cứ vào bài phê bình của tác giả để xác định như vậy
Câu 3 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:
+ Hoàn cảnh đời sống: Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.
+ Nêu bằng chứng về các tuyến nhân vật: Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội
+ Về vai kể chuyện: Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình. Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.
- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý vì tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bóc tách, cảm nhận sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Quê nội.
Câu 4 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?
- Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này: Tác giả muốn chứng minh, phê bình về khía cạnh vẻ đẹp giản dị, chân thật của tác phẩm Quê nội nên ông đã đi sâu vào nêu dẫn chứng, rồi bàn luận, nêu những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề đó.
Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.
Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới được giáo viên KhoaHoc giải đáp chi tiết, chính xác các câu hỏi, bài tập có trong nội dung theo khung chương trình học SGK. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.