Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập.
(1) Các câu a),b),c) phản ảnh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy cho đến nay còn giá trị không? Vì sao?
............
Bài làm:
(1) Những kinh nghiệm được phản ánh qua từng câu tục ngữ:
a. Kinh nghiệm nhìn trăng dự đoán thời tiết nắng mưa.
b. Kinh nghiệm dự báo thời tiết: nhìn cầu vồng mắc từ đông sang tây thì dễ có mưa to, bão bùng.
c. Kinh nghiệm trong trồng trọt: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.
(2) Các câu truyền đạt những kinh nghiệm trong lao động:
d. Kinh nghiệm thời vụ mùa màng trồng trọt. Tháng hai phù hợp để trồng cà còn tháng ba phù hợp trồng đỗ.
e. Kinh nghiệm trong việc nuôi tằm và nuôi lợn: Nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái. Nuôi tằm ăn cơm đứng chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm,, phải "ăn cơm đứng" mà túc trực, nếu để tằm đứt bữa hoặc thiếu ăn thì chất lượng kém, rất thấp hoặc có thể chúng sẽ chết hàng loạt
g. Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.
(3) Đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ:
- Ngắn gọn: số lượng từ không nhiều.
- Thường có vần, nhất là vần lưng: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần lưng
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
=> Tác dụng: Khiến câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, gần gũi đưa những kinh nghiệm mà ông cha tích lũy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
2. Bài văn bàn luận về: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay. Xem tại đây
a. Quan điểm: cần chống lại những thói quen xấu và tạo những thói quen tốt trong đời sống xã hội.
b. Những lí lẽ mà tác giả đưa ra:
- Có thói quen xấu và thói quen tốt
- Có người biết phân biệt tốt xấu và hình thành nên thói quen sẽ rất khó bỏ.
- Tạo được thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu là rất dễ.
Dẫn chứng kèm theo:
- Thói quen tốt: luôn dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách,...
- Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trận tự, mất vệ sinh, gạt tàn thuốc lá lung tung, vứt rác bừa bãi ra nhà, vứt cốc vỡ chai vỡ ra đường khiến người khác dẫm phải bị thương,..
c. Bài viết giải quyết vấn đề về thói quen sống trong thực tế khiến chúng ta suy nghĩ việc từ bỏ những thói quen xấu hình thành những thói quen tốt
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Ca Huế trên sông Hương giản lược nhất
- Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài ôn tập văn bản văn học: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Chương trình địa phương: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Văn bản báo cáo giản lược nhất
- Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Ôn tập văn bản văn học giản lược nhất
- Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Dấu câu – Văn bản đề nghị: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Văn bản báo cáo: mục B Hoạt động hình thành kiến thức