Soạn giản lược bài hội thoại ( tiếp theo)
Soạn văn 8 thuế máu giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Tính cách các nhân vật:
- Cai lệ: hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai
- Người nhà lý trưởng: nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu
- Anh Dậu: hiền lành, luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác
- Chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ
Câu 2:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau: Lúc đầu, cái Tí nói nhiều, còn chị Dậu chỉ im lặng, về sau, chị Dậu nói nhiểu, còn cái Tí ít nói hẳn đi.
b) Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Bởi vì mới đầu cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiểu hơn.
c) Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Thoạt đầu, cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiểu hơn.
Câu 3:
Sự "im lặng" của nhân vật tôi biểu thị:
- Sự ngỡ ngàng, bất ngờ, xấu hổ trào dâng trong lòng của nhân vật "tôi" khi im lặng không trả lời mẹ.
- Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.
Câu 4:
- "Im lặng là vàng" dùng đúng trong trường hợp lời nói cử chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…
- Trong đoạn thơ của Tố Hữu thì im lặng dùng đúng khi mình đứng nói cất tiếng bảo vệ sự thật, còn nếu khi đó bản thân mình không biết đứng lên bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng là sự hèn nhát, tội lỗi.
Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài khi con tu tú
- Soạn giản lược bài câu nghi vấn (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài ông Guốc Đanh mặc lễ phục
- Soạn giản lược bài tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Soạn giản lược bài ôn tập về văn bản thuyết minh
- Soạn giản lược bài chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Soạn giản lược bài viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Soạn giản lược bài đi bộ ngao du
- Soạn giản lược bài luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
- Soạn giản lược bài chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic)
- Soạn giản lược bài hành động nói
- Soạn giản lược bài quê hương