Soạn giản lược bài đi bộ ngao du
Soạn văn 8 đi bộ ngao du giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Các luận điểm là:
- Phần 1: Từ đầu đến "nghỉ ngơi": đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
- Phần 2: Tiếp đến "Tốt hơn": đi bộ ngao du mở mang vốn tri thức.
- Phần 3: Phần còn lại: đi bộ ngao du sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Câu 2:
Tùy ở mỗi người mà có trình tự sắp xếp khác nhau sao cho hợp lí. Trật tự các luận điểm ở đây được sắp xếp hợp lí, bởi vì qua đó thể hiện tư tưởng của tác giả : lòng khao khát tự do
Câu 3:
Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình. Cũng có chỗ những trải nghiệm của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông. Lí luận trừu tượng (khi xưng “ta”) và những trải nghiệm cá nhân (khi xưng “tôi”) đan xen nhau làm cho bài văn nghị luận Đi bộ ngao du thêm sinh động, không khô khan, xơ cứng, tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.
Câu 4:
Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đi bộ ngao du
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài quê hương
- Soạn giản lược bài ông đồ
- Soạn giản lược bài câu cầu khiến
- Soạn giản lược bài tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Soạn giản lược bài khi con tu tú
- Soạn giản lược bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
- Soạn giản lược bài nước Đại Việt ta
- Soạn giản lược bài ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
- Soạn giản lược bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Soạn giản lược bài luyện tập làm văn bản thông báo
- Soạn giản lược bài chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic)
- Soạn giản lược bài luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận