Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 12 kì 2
2 lượt xem
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập tiếng Việt Ngữ Văn 12 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Nhân vật giao tiếp
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Nhân vật giao tiếp xuất hiện với vai người nói (người viết) hoặc người nghe (người đọc)
- Ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau
- Các nhân vật giao tiếp có thể có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình. NHững đặc điểm đó cùng với những đặc điểm riêng biệt khác của từng người (từng lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa,...) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ
- Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)
=> Xem thêm
2. Hàm ý và cách sử dụng hàm ý
- Nghĩa tường minh và hàm ý
- Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ trong câu
- Hàm ý: phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thế suy ra từ những từ ngữ ấy
- Điều kiện sử dụng hàm ý:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
=> Xem thêm
3. Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Đặc điểm văn bản hành chính:
- Là các thông tư, nghị định, pháp lệnh, giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ, đơn từ, báo cáo, biên bản...
- Cách trình bày: soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có 3 phần theo khuôn mẫu nhất định
- Về từ ngữ: có một lớp từ ngữ được dùng với tần số cao như căn cứ, được sự ủng hộ, được sự uy nhiệm,...
- Về kiểu câu: Có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
- Tính khuôn mẫu: kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm 3 phần; có nhiều loại và có thể in sẵn, khi dùng chỉ cần điền nội dung cụ thể.
- Tính minh xác: Câu chỉ có một nghĩa, rõ ràng, không sử dụng câu đa nghĩa, biện pháp tu từ; không được gạch xóa, sửa đổi, đòi hỏi chính xác từng dấu chấm, phẩy
- Tính công vụ: là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp công vụ, công việc của cả tập thể, cộng đồng nên những từ ngữ biểu đạt tình cảm, cảm xúc cá nhân hạn chế ở mức tối đa.
=> Xem thêm
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn tập kiến tiếng Việt ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ.
- Nội dung chính Ôn tập kiến thức tiếng Việt
- Đối với anh chị đoạn văn nào cảm động nhất? vì sao?
- So sánh hình anh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng
- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm
- Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
- Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân: cách kể chuyện hấp dẫn...
- Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi (nếp sinh hoạt, phong tục, thiên nhiên, con người, xây dựng tình huống, cốt truyện, nghệ thuật dẫn truyện)
- Phát biểu tự do
- Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học?
- Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu
- Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao